ClockThứ Năm, 19/03/2015 17:41

Mùa bầu

TTH - Đi giữa lòng thành phố, bỗng gặp khoảnh vườn dã chiến lấp ló sau hàng rào lưới sắt. Hứng chút nắng, chút gió hiếm hoi nơi phố thị, dăm gốc bầu, vài luống cải, ít liếp đậu cô ve nhú lên màu xanh non vườn tược. Khoảnh vườn nhỏ nhoi ấy khiến lòng nhớ quê day dứt. Bây giờ là tháng giêng. Tháng của những luống rau bắt đầu xanh tốt, đâm chồi nảy lộc.

Hơn bốn mươi năm trước, ngày hòa bình lập lại, ba mẹ bán hết nhà cửa đưa cả nhà về quê. Nơi chôn rau cắt rốn mà ba đã mấy mươi năm xa biền biệt. Ông tham gia du kích, bị thương rồi được chuyển ra Bắc. Bà nội một mình ở nhà trông đợi nhưng đã không chờ được đến ngày độc lập...

Khu vườn rộng nội để lại tiêu điều sau chiến tranh. Mấy cây dừa thiếu hơi người khô cứng. Bao trùm khu vườn là um tùm cỏ ống. Một loại cỏ cứng đầu và sống dai. Chúng ăn sâu xuống lòng đất để sau mùa đông, lại đâm lên những mầm cỏ to và cứng như những chiếc lông nhím tua tủa.

Mẹ đã còng lưng hằng đêm để đào cho hết thứ cỏ ống kỳ dị ấy và cho ra đời lứa bầu đầu tiên sau giải phóng. Kỳ lạ thay cây bầu. Bất chấp cái bạc bẽo của đất, chúng lớn nhanh như thổi, trổ ra những chiếc lá xanh non to như tai voi, rợp xanh cả một vùng cát trắng. Những quả bầu xanh non thỏng xuống như những chiếc ngà voi. Cũng lạ thay, bầu có hoa rất đẹp. Những bông hoa to trắng muốt kiêu hãnh vươn lên hứng gió, hứng nắng. Lũ trẻ con mơ mộng mỗi sáng ngước lên giàn bầu đầy sương, chiêm ngắm...

Khu vườn của mẹ đã nuôi chúng tôi lớn lên, cùng những mùa hoa trái, với đầy đủ sự nhọc nhằn, yêu thương và thi vị...

Tháng giêng, những giàn bầu ở quê nay đã lùi xa. Thế hệ con em kế tiếp vui mừng đã thoát ly được ruộng vườn. Thay vì trồng bầu, những mảnh vườn được dùng để trồng tràm hoa vàng bán lấy gỗ. Những con đường làng rợp bóng tre cũng thưa thớt dần trên các tuyến đường đổ bê-tông...

Hình như đang có một sự chảy ngược, khi ở thành phố, người ta cố tranh thủ từng miếng đất trống để trồng rau. Còn ở làng, những khu vườn từng cưu mang bao nhiêu thế hệ lại ngày càng trống trải... Chợt nhớ đến câu ca dao xưa: Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon...

Có lẽ sẽ phải rất mất công giải thích cho thế hệ học sinh mai sau để chúng thấm hết cái ý vị, lãng mạn của cha ông đã được chắt lọc từ nhọc nhằn mà thành ca dao, như sức sống mỡ màng của cây bầu vậy.

Tiểu Muội
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top