ClockThứ Bảy, 12/08/2017 13:26

Mưa dầm thấm lâu

TTH - Thành lập từ năm 2011, Đội tuyên truyền Đề án kiểm soát dân số vùng ven biển, đầm phá, vạn đò, cửa sông (gọi tắt Đội Tuyên truyền Đề án 52) đã khẳng định được ý nghĩa và vai trò trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ).

Đội Tuyên truyền Đề án 52 thành phố tư vấn tại CLB Nam nông dân sinh con một bề không sinh con thứ ba trở lên

Mục tiêu Đề án 52 là kiểm soát quy mô dân số vùng biển và ven biển, duy trì mức sinh thay thế, tiến tới ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số. Đội Tuyên truyền Đề án 52 thành phố với 10 thành viên là các cán bộ chuyên trách, cộng tác viên DS-KHHGĐ nhiệt tình, có kỹ năng truyền thông và năng khiếu văn nghệ có nhiệm vụ tuyên truyền, tư vấn về DS-KHHGĐ tại 6 phường có người dân vạn đò (Kim Long, Phú Hậu, Vỹ Dạ, Phú Hiệp, Phú Bình và phường Đúc). Qua 6 năm hoạt động, đội ngũ tuyên truyền viên đã tổ chức hàng trăm buổi tư vấn tại hộ gia đình và gần 50 buổi tư vấn nhóm tại cộng đồng cho hàng ngàn đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ sinh con một bề, các cặp vợ chồng...

Với quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, trình độ văn hóa còn hạn chế, nhiều hộ gia đình vạn đò có suy nghĩ đơn giản trong việc sinh con (nhiều hộ sinh từ 5 - 7 con) và chăm sóc sức khỏe sinh sản khiến công tác tuyên truyền của đội gặp phải nhiều khó khăn. Gặp những đối tượng không hợp tác, có thái độ không tốt, các tuyên truyền viên không hề nản lòng, bất kể ngày đêm, không quản ngại gió mưa vẫn thân tình tới trò chuyện, chia sẻ. “Mưa dầm, thấm lâu”, nhiều người thay đổi nhận thức, chấp nhận gia đình ít con mà có điều kiện nuôi con với chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Chia sẻ về cách vượt qua những rào cản trong công tác, chị Nguyễn Thị Dung, cán bộ dân số phường Đúc, Đội trưởng Đội tuyên truyền Đề án 52 thành phố, cho hay: “Chúng tôi làm việc theo phương châm “truyền thông đi trước một bước”, nhiệt tình và kiên trì. Dần dần, chị em phụ nữ đã nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe sinh sản, về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình”.

Trong các buổi tuyên truyền, các thành viên của đội đã tuyên truyền các văn bản, chính sách mới về dân số, tư vấn giúp đỡ các đối tượng chuyển đổi hành vi, lựa chọn và áp dụng một biện pháp tránh thai phù hợp, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS… và các nội dung dân số khác như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cùng các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dân số…

Không ngừng đổi mới phương thức tuyên truyền, từ phát tờ rơi, pano, áp phích cho đến lồng ghép tuyền truyền vào buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ (CLB), như CLB Tiền hôn nhân, CLB của đề án mất cân bằng giới tính, CLB Nam nông dân... Trong nội dung tuyên truyền, các tuyên truyền viên sáng tạo với những tiểu phẩm lồng ghép thông điệp một cách hài hước, bài hát, tổ chức trò chơi “hái hoa dân chủ” theo hình thức hỏi đáp trực tiếp để giải đáp các thắc mắc và củng cố kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân.

“Nếu chỉ nói lý thuyết suông thì công tác tuyên truyền không đủ hấp dẫn để người dân quan tâm. Vậy nên, chúng tôi thường xuyên thay đổi hình thức tuyên truyền lôi cuốn, dễ tiếp thu hơn”, chị Hoàng Thị Phương Lan, Giám đốc Trung tâm Dân số KHHGĐ thành phố, tuyên truyền viên của Đội tuyên truyền Đề án 52 thành phố cho hay.

Ngoài ra, đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên tham gia các đợt tập huấn nâng cao kiến thức, những vấn đề liên quan về dân số, KHHGĐ và kỹ năng tuyên truyền, vận động...

Hoạt động tích cực của Đội tuyên truyền Đề án 52 thành phố góp phần làm cho tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của các phường ngày càng giảm, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ dần được cải thiện. Ông Tôn Thất Chiểu, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, đánh giá: “Đội tuyên truyền Đề án 52 thành phố là 1 trong 2 đội thực hiện tốt nhất công tác dân số của tỉnh. Các hình thức tuyên truyền được tổ chức bài bản, phong phú tạo hiệu ứng lan tỏa, thu hút sự quan tâm của người dân”.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Hàn Quốc: Hơn 150 trường tiểu học không có học sinh lớp 1

Bộ Giáo dục Hàn Quốc mới đây cho biết tổng cộng 157 trường tiểu học trên khắp cả nước sẽ không có học sinh lớp 1 nào nhập học vào tháng 3 này, do số lượng học sinh mới dự kiến sẽ thấp kỷ lục trong năm học sắp tới.

Hàn Quốc Hơn 150 trường tiểu học không có học sinh lớp 1
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top