Múa dân gian Sri Lanka đến với đồng bào A Lưới
TTH - Những nhịp trống, tiếng nhạc và các điệu múa dân gian truyền thống, Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka đã mang đến cho đồng bào A Lưới một chương trình biểu diễn ấn tượng, đầy sắc màu trong khuôn khổ Chương trình Festival Huế năm 2014.
Tối14/4, tối đầu tiên biểu diễn tại Festival Huế 2014, các nghệ sĩ Sri Lanka đã giới thiệu với công chúng huyện A Lưới các điệu múa của những chàng trai da nâu khỏe mạnh kết hợp âm nhạc truyền thống thể hiện sự huyền bí trong tín ngưỡng thần linh. Bên cạnh đó, khán giả bị cuốn hút bởi tiết mục ngẫu hứng trống tưng bừng đầy ấn tượng. Với những chiếc trống cầm tay hình tròn màu sắc rực rỡ có tên là Gabana, các vũ công đã thể hiện sự khéo léo của mình bằng cách quay tròn những chiếc trống này hoà theo âm thanh, nhịp điệu, kết hợp với màn múa lửa ảo thuật. Công chúng cũng rất hứng khởi với điệu nhảy truyền thống Gajaga. Điệu nhảy này được bắt nguồn cảm hứng từ những tập tính, những hành động đặc trưng của loài voi. Âm hưởng của điệu nhảy hoà theo từng nhịp chân tạo nên những sự khác lạ. Chị Kê Thị Nhàng, đến từ xã A Ngo thổ lộ: “Chương trình nghệ thuật này thật đặc sắc, mới lạ. Festival Huế 2014 đã mang đến cho đồng bào mình cơ hội được khám phá về bản sắc văn hóa đặc trưng của xứ sở Sri Lanka”.
![]() |
Vũ điệu Ves là một điệu nhảy bắt nguồn từ lễ tế kohomba kankariya của tỉnh Kandyan, Sri Lanka, được hình thành trong văn hoá tín ngưỡng thần linh |
Trước lúc chương trình của Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka bắt đầu biểu diễn, tại tiền sảnh Nhà văn hóa Trung tâm huyện A Lưới chật cứng người từ khắp các bản làng đổ về. Vùng phố núi vốn yên ả bỗng trở nên sống động. Tiếng reo hò, vỗ tay vọng cả núi rừng mỗi.
![]() |
Những nhịp trống, tiếng nhạc của Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka đã mang đến cho đồng bào A Lưới một chương trình biểu diễn ấn tượng, đầy màu sắc |
Nghệ thuật múa của Sri Lanka là kết tinh từ tinh hoa của 3 miền đất nước: Kadian với các điệu nhảy phong phú được biểu diễn trong các sự kiện văn hóa, tôn giáo tại thành phố Kandy; vũ kịch Kolam của vùng Low Country và những điệu múa liên quan đến nghi lễ Gam Maduwa của vùng Sabaragamuwa. Được biết, sau đêm diễn này, Đoàn nghệ thuật Ranranga - Sri Lanka tiếp tục có các đêm diễn tại Cầu ngói Thanh Toàn, Công viên Tứ Tượng, Điện Cần Chánh – Đại nội Huế…
Bá Trí
- Ngày hội công nghiệp văn hóa lần đầu tiên diễn ra tại Huế (28/05)
- Ba nhánh hậu duệ của vua Hàm Nghi (28/05)
- Triển lãm 60 tác phẩm trúc chỉ (28/05)
- Quảng bá di sản Bác Hồ trên đất Huế (27/05)
- Đề nghị mở rộng đối tượng trao danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” (27/05)
- “Sóng nước Tam Giang” diễn ra từ ngày 17 - 19/6 (26/05)
- Viettel tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022 (26/05)
- Quảng bá thương hiệu áo dài trong cộng đồng (26/05)
-
Quảng bá di sản Bác Hồ trên đất Huế
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Hoa vàng phố cũ
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
- Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
- Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
- Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
-
Xác nhận hai đoàn nghệ thuật quốc tế đầu tiên tham gia Festival Huế 2022
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Hoa vàng phố cũ
- Tâm tịnh & lòng thành
- Có một người thơ nấu ăn
- Khơi nguồn sáng tạo từ trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”
- Viettel tài trợ 1 tỷ đồng cho Festival Huế 2022
- “Sóng nước Tam Giang” diễn ra từ ngày 17 - 19/6
- Nami mùa cây vàng lá
- Quảng bá thương hiệu áo dài trong cộng đồng