ClockThứ Bảy, 12/12/2020 13:42

Mùa đông bớt lạnh

TTH - “Chủ nhật. Hơn 300 cái áo ấm đến học sinh toàn trường đã được trao tay”. Chị nhắn tin, cùng những hình ảnh thật ấm, khi trên sân trường, những chiếc áo vừa được trao.

"Hơi ấm mùa đông" từ Đại học Huế

Đó là món quà chị và những người bạn đã thành tâm quyên góp, trao cho các em học sinh một trường học. Trường có hơn 300 học sinh mà có gần 200 em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. “Rét thế này mà các em chỉ mặc độc chiếc áo tay cánh mỏng tang”, chị xúc động và cả vui mừng khi sau chuyến đi ân tình, những đứa trẻ ở trường học vùng cao ấy đã kịp có mùa đông ấm.

Trước áo ấm, chị cũng đã kêu gọi hỗ trợ bữa ăn bán trú cho các em học sinh ở một trường học. “Hãy đi để hiểu. Các em không cần gì xa xôi. Chỉ ước có gạo và áo ấm”. Chị chia sẻ, khi nhìn thấy bữa ăn trưa của các em học sinh, trên chiếc chiếu trải trước hiên trường mà gió lạnh cứ lùa từng đợt. Rồi thật vui, khi những tin nhắn đồng hành đã về. Người chục ký gạo, người vài trăm ngàn đồng. Chị vui, như reo lên: Góp gió sẽ thành bão.

Gác lại cơn tai biến mới qua chưa lâu, chị lại ngược lên vùng cao, với nụ cười hạnh phúc, bên bữa cơm trưa của các em đã ấm hơn vì có thêm tý thịt và trứng. Những chiếc bàn ăn mới cũng đã về. Bữa cơm trưa của các con vì thế mà ấm hơn, không còn chạnh lòng trên mấy chiếc chiếu mỏng trải nền nhà. Phía sau bữa cơm đã tươm tất hơn là những bao gạo, những chai dầu ăn, thậm chí cả chén bát được hỗ trợ từ nhiều tấm lòng ngược lên từ thành phố.   

Trong quán cà phê nhỏ ở Huế một chiều cuối đông, tranh thủ khoảng thời gian  ngắn, chị lại kể về những chiếc chăn, chuẩn bị trao cho học sinh một trường tiểu học ở vùng lũ Phú Vang. Sau lũ, dấu tích bùn đất còn in trên những bức tường cũ kỹ.

Trong căn phòng rộng nhất của trường, mùa đông dường như không còn lạnh nữa, khi các em ôm trong lòng những chiếc chăn thơm mùi mới.

Sau chuyến thiện nguyện trở về, chị lại lên mạng, giới thiệu nông sản nhà làm. Lần này là những tai nấm vừa trồng để cải thiện thu nhập. Đó là cuộc sống thanh đàm của chị, một giáo viên về hưu.

Sinh ra ở quê nghèo, với khát vọng được học, chị đã trở thành giáo viên dạy giỏi. Không phải cuộc sống đã đủ đầy nhưng chị và những cô giáo-những người bạn về hưu của mình-lại tìm cách tri ân tuổi thơ nghèo khó và nhiều khát vọng bằng những chuyến đi, để thấy và cảm thông, chia sẻ cùng trẻ em nghèo. Để ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp hơn lại được khơi dậy...

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ

Ngày 8/4, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp cùng đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) phẫu thuật miễn phí cho các em nhỏ bị dị tật khe hở môi vòm miệng trong cả nước.

Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻ
Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ

Bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ Trần Văn Anh bắt đầu từ năm 2015 đến nay đã được 9 năm đồng hành cùng với quý người già neo đơn, nghèo khó. Đây là chương trình giúp đỡ và bảo trợ đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị).

Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ
“Nồi cháo yêu thương”

Những phần cháo dù nhỏ, giá trị không lớn, nhưng lại chứa đựng tấm lòng yêu thương của những sinh viên Trường đại học Luật, Đại học Huế.

“Nồi cháo yêu thương”
Sương trong lòng phố cổ

Mùa sương rồi cũng phiêu du lạc đến xứ sở này như một nàng thơ ghé thăm vào mỗi buổi bình minh mờ mắt với gam màu xam xám. Huế bỗng dưng trở nên lạ lẫm trong một cảm giác mới mẻ, choáng ngợp vì sương.

Sương trong lòng phố cổ
Return to top