ClockThứ Năm, 16/04/2020 21:32

Mùa gặt đến sớm

TTH.VN - Gần 15.000 lúa đông xuân bị đổ ngã do đợt mưa từ ngày 12 -13/4 vừa qua khiến năng suất giảm 20-40%. Thời điểm này, tranh thủ tiết trời nắng ráo, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh chủ động xuống đồng gặt sớm với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Nông nghiệp sẽ là “cứu cánh” trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19Tập trung các giải pháp cứu lúa đổ ngãNam Đông tập trung cứu lúa, hoa màuXử lý bệnh lem lép hạt lúa hiệu quả vùng đồng bằng và ven đầm phá

Vụ đông xuân này, toàn tỉnh đưa vào gieo trồng gần 29.000 ha, phần lớn là diện tích đang trong thời kỳ mới trổ và chín tới. Tuy nhiên, mưa lớn khiến lúa của nông dân bị thiệt hại. Để "cứu lúa", nông dân đã xuống đồng, các địa phương cũng huy động tất cả trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất để thoát úng.

Trong khi đó, tại buổi kiểm tra mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉn Nguyễn Văn Phương yêu cầu Sở NN&PTNT tham mưu văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ giống lúa để hỗ trợ cho nông dân bị ảnh hưởng.

Những hình ảnh nông dân xuống đồng gặt lúa sớm được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Gần 15.000 ha lúa tại các địa phương bị đổ rạp. Tranh thủ tiết trời nắng ráo, nhiều máy gặt được nông dân huy động xuống đồng

Lúa bị đổ rạp nên việc gặt mất nhiều thời gian hơn thường lệ...

Nhiều nông dân xã Phú Gia (huyện Phú Vang) cho biết, lúa bị đổ rạp nên phải gặt sớm hơn một tuần, khiến năng suất giảm 40%

"Tiếp sức" cho ngày mùa đến sớm

Nhiều gia đình tại xã Vinh Hà (huyện Phú Vang) huy động hết thành viên, xuống đồng cứu lúa. Huyện Phú Vang là một trong những địa phương có diện tích lúa bị ảnh hưởng lớn

Chất lượng lúa do bị đổ rạp, ngập úng giảm đáng kể. Nông dân lo lắng về lúa giống trong vụ hè thu

...trong khi đó, nhiều diện tích ngập úng tại xã Thủy Phù (TX. Hương Thủy) vẫn chưa thể thu hoạch

Tranh thủ trời nắng, nông dân phơi lúa

Lê Thọ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Return to top