ClockThứ Sáu, 10/09/2010 13:47

Múa lân đang bị biến tướng

TTH - Mùa Trung thu ở Huế đang đến. Trong lúc hàng trăm đoàn lân tích cực tập luyện hoặc bàn kế tái xuất giang hồ, thì nhiều gia đình lại ngay ngáy lo phương án đối phó.

Đại náo phố phường        

Không kể những đoàn múa lân chuyên nghiệp như Thái Nghi Đường, Lâm Ngữ Đường… tổ chức từ các võ đường, được tập luyện thường xuyên nên múa rất bài bản, thì có đến gần 90% các đoàn múa lân trong các dịp tết Trung thu là nghiệp dư. Thực chất, những đoàn múa này không tổ chức, tập tành gì mà được tập hợp một cách tự phát, có khi tệ hơn là nơi tụ tập của một số dân “anh chị”, sắm đầu lân chỉ nhằm tranh thủ “quậy cho đã”, thậm chí là nhân cơ hội này để kiếm tiền, vòi tiền, hay thậm chí là "đục nước béo cò", thấy "lơ là xẹt" một khi chủ nhà có biểu hiện lơi lỏng.
 

Múa lân trên đường phố Huế

Những mùa Trung thu trước, không ít gia đình phải dỡ khóc dỡ cười, méo cả mặt. Lân đến nhà chưa thấy "hên" đâu chỉ thấy đồ đạc, cây kiểng không cánh mà bay. Thêm nữa, do không được tập luyện, nên những "ông lân" nghiệp dư này thường thích gì múa nấy. Có đoàn, gọi là múa lân mà người điều khiển cứ nhún nhảy như trên sàn disco và chẳng bao giờ diễn trọn một bài vì gia chủ không chịu nổi cảnh tra tấn đành dúi ít tiền để đoàn lân này rút lẹ. Đáng nói hơn là, đa số các đoàn múa lân lại có vẻ rất thích cách làm ấy, biểu hiện là một số đoàn vừa nhận được tiền liền "i ới" gọi đồng đội rút mau kẻo múa nhiều tốn sức.
 
Những biến tướng thiếu văn hóa  
 
Không ít đoàn, những thành viên đội múa lân ăn mặt kệch cỡm khiến người xem không khỏi xấu hổ. Người viết bài này còn nhớ rất rõ cảnh tượng một đoàn lân quậy tưng bừng trên đường Hùng Vương, phố buôn bán thuộc hàng sầm uất nhất Huế vào mùa Trung thu trước. Thay cho ông địa bụng phệ thường thấy là một "bà địa" mặc váy, độn ngực uốn éo nhảy múa trên một sân khấu di động được mấy thanh niên công khiên bên dưới. Nhiều đoàn lân, các thành viên bất đồng việc "chia chác" lợi tức nên vừa múa vừa dùng những ngôn từ khó nghe chửi nhau; có đoàn chỉ để chọc cười cho số khán giả trẻ tuổi đang nhiệt tình cỗ vũ, họ sẵn sàng thực hiện những động tác phô diễn thân thể kệch cỡm nhất, khiến nhiều người qua lại nhìn muốn “nổ” con mắt.
 

Không còn nhiều đoàn múa lân ở thành phố còn giữ được nét truyền thống.
         
Để hạn chế sự bùng nổ của số lượng các đoàn lân và tránh tình trạng múa lân sớm, cứ mỗi mùa Trung thu đến chính quyền thành phố Huế lại ra những chỉ thị về cho các phường xã kiểm soát số lượng, chất lượng của các đoàn múa lân. Thế nhưng, chẳng biết vì sao số lượng đoàn lân chẳng giảm hơn năm nào, tính sơ bộ khu vực trung tâm thành phố chưa đến chục cây số vuông mà có đến vài trăm đoàn lân lớn nhỏ. Những đường phố "nóng" như Trần Hưng Đạo, Hùng Vương... đi từ đầu đường đến cuối đường vào những ngày cao điểm đếm không dưới 10 đoàn đang tranh tài nhảy múa. Không hiếm trường hợp giữa các đoàn đã xảy ra bất đồng, tranh giành lãnh địa làm mất an ninh trật tự của phố phường khiến lực lượng công an phải làm bở hơi tai mới có thể vãn hồi trật tự.
 
Hiện tượng "lân biến tướng" ở Huế cứ như đến hẹn lại lên, phải chăng là do chúng ta quản lý vẫn chưa đủ nghiêm!?  
 
Quang Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Return to top