Mùa thi được “nhiều trong một”
TTH - Mấy ngày nay, Huế gặp một đợt nắng nóng kinh hoàng. Nếu mấy năm trước, mùa này không khí Huế được “hâm nóng” bởi mùa thi khi hàng chục ngàn học sinh khắp các nơi tập trung về Huế thì năm nay, mùa thi trở nên yên ả hơn...
Sự yên ả này xuất phát từ chủ trương cải cách thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà nhiều người thường nói một cách văn hoa là “hai trong một”. Nghĩa là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Sau đó, căn cứ kết quả thi mà xét tuyển đại học, cao đẳng.
Là năm đầu tiên thực hiện, chưa biết kết quả của cải cách thi cử tích cực đến đâu, nhưng có những khía cạnh có thể thấy ngay cái lợi.
Kiến thức của mỗi học sinh, tất nhiên là được tích lũy qua từng năm học. Trước đây, học sinh cuối cấp lấy cái kiến thức đó để thi hai kỳ thi: tốt nghiệp THPT và đại học (hoặc cao đẳng). Nay chỉ một. Rõ ràng là giảm áp lực về mặt thi cử, một mong muốn cải cách từ lâu của những nhà làm chính sách và của cả xã hội. Suy cho cùng, ví dụ một học sinh có một lượng kiến thức đến cuối lớp 12 như thế này, có đem cái kiến thức đấy đi tham gia vài kỳ thi thì không có nghĩa là kiến thức học sinh đó nâng lên hoặc trụt xuống. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là hướng đến kiến thức. Thi cử chỉ là một phương thức để xác nhận kiến thức đó. Nếu chỉ thiên về thi cử và bằng cấp sẽ sinh ra nhiều tiêu cực như chúng ta đã từng thấy.
Nhưng cái lợi dễ nhận thấy nhất là tiết kiệm rất nhiều nguồn lực cho đất nước và cho xã hội. Trước đây, khi người dân còn nghèo, chuyện thi cử không tốn kém như bây giờ. 30 năm trước, khi thi đại học, tôi một mình vác một bao gạo 10 kg, thêm một ít tiền xe đò và tiền mắm muối là đi thi. Sau này, khi đời sống của người dân, của xã hội khá lên, việc thi cử của học sinh trở nên là tâm điểm, là một việc quan trọng nhất của mỗi gia đình. Vây là không chỉ học sinh đi thi mà phần nhiều là bố mẹ cũng “đi thi” (đưa con đi thi). Mỗi bậc phụ huynh dành mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc thi cử của con. Cứ tính chi phí cho việc thi của mỗi gia đình thì biết. Nếu đi thi ngoài tỉnh, có khi một gia đình tốn cả chục triệu, thậm chí là vài chục triệu. Nếu tính “tổng cầu” của xã hội, có khi nó không hoàn toàn là mất tất cả, phung phí tất cả, vì ngành giáo dục chi phí thế này thì ngành khác được hưởng lợi, ví dụ như giao thông, du lịch, thương mại. Nhưng rõ ràng, một phần nguồn lực bị phung phí. Khó có thể tính hết việc cải cách thi cử đợt này làm lợi cho xã hội là bao nhiêu, nhưng cứ lấy trung bình mỗi học sinh tiết kiệm chi phí vài ba triệu đồng thì xã hội đã tiết kiệm được hàng ngàn tỷ đồng.
Lê Phương
- Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo (04/03)
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục (03/03)
- Gặp các “nhà khoa học” nhí (02/03)
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6 (02/03)
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
-
Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
-
Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế
- Gặp các “nhà khoa học” nhí
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giám sát chặt việc chọn sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 6
- Gieo hạt tử tế từ giáo dục
- Quy định có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên âu lo