ClockThứ Năm, 30/03/2017 14:13

Mức thu tối đa xét tuyển ĐH là 30.000 đồng/nguyện vọng

Mức thu tối đa khi thí sinh dự tuyển ĐH và CĐ sư phạm dựa trên kết qảu thi THPT quốc gia là 30.000 đồng/ nguyện vọng (áp dụng cho tất cả các nguyện vọng).

Thông tin trên được Bộ GD- ĐT quy định trong văn bản hướng dẫn cơ chế tài chính tuyển sinh ĐH và CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy 2017.

Theo đó, về kinh phí chi trả đối với cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động về địa phương tham gia tổ chức kỳ thi THPT quốc gia: Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm chi trả theo đúng các chế độ quy định.

Các cơ sở đào tạo hỗ trợ thêm chi phí đi lại và ăn ở cho cán bộ, giảng viên của đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị (nếu có).

Về mức thu, sử dụng phí dự thi, dự tuyển đại học; cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, Bộ quy định, đối với các cơ sở đào tạo thực hiện thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (gọi chung là các cơ sở đào tạo đặc thù), các cơ sở đào tạo xét tuyển bằng kết quả học tập trung học phổ thông: Xây dựng mức giá dịch vụ tuyển sinh phù hợp với chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ đối với công tác tuyển sinh.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường cần đảm bảo ổn định tâm lý cho phụ huynh và học sinh, tránh tình trạng xáo trộn trong kỳ thi năm 2017.

Đối với các cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung bằng kết quả thi THPT quốc gia (nếu có), thực hiện mức thu phí dự tuyển tối đa là 30.000 đồng/nguyện vọng.

Bộ yêu cầu, các cơ sở đào tạo phải thực hiện niêm yết giá, công khai theo giá dịch vụ tuyển sinh và không được thu cao hơn giá niêm yết, thực hiện công khai thông tin về giá dịch vụ lệ phí theo quy định của Luật giá và các quy định khác của pháp luật hiện hành về quản lý giá có liên quan.

Việc quản lý và sử dụng nguồn thu phí dự thi, dự tuyển theo các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, vận dụng các mức chi tối đa tại các văn bản quy định hiện hành của nhà nước. Trong trường hợp các cơ sở đào tạo sử dụng vượt quá nguồn thu được để lại, đơn vị được huy động từ nguồn thu hợp pháp khác.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không đào tạo từ xa các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và đào tạo giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên. Đây là điểm mới đáng chú ý trong Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.

Không đào tạo từ xa các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe và đào tạo giáo viên
Cần có cơ chế tài chính rõ ràng để gỡ vướng trong việc khám, chữa bệnh

Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và sẽ tiếp tục xem xét, thảo luận để sớm được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 lần này. Đây là một trong những dự án luật được giới chuyên môn và dư luận mong chờ bởi sẽ tác động không chỉ đến ngành y tế, mà còn liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, có tác động rất sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội.

Cần có cơ chế tài chính rõ ràng để gỡ vướng trong việc khám, chữa bệnh
Return to top