ClockThứ Ba, 23/08/2016 13:58

Mùi quê thương nhớ

TTH - Những năm thập niên 80, mẹ tôi thường đi chợ bằng cái rổ tre, sau đó chuyển sang giỏ nhựa. Mẹ không rành đi xe đạp, nên dù xa gần thế nào cũng trung thành với đôi chân chai sạn. Đoán mẹ gần về, tôi chạy ra đầu làng đón, xách giỏ phụ mẹ một tay.

Cảnh chờ đợi mẹ đi chợ về là niềm háo hức không chỉ của riêng tôi. Đó là lúc bọn trẻ con nhà quê thường “lục giỏ” tìm kiếm món đồ chơi hay chút quà ăn vặt. Quà quê đơn giản chỉ là vài cái bánh ú nhân đậu, trái bắp, quả chuối, quả thị, hay một hai lát dừa xắt hình tam giác trắng phau. Hiểu ý các con, mẹ không quên dành chút ít tiền để mua quà vặt. Tuy nhiên, không phải hôm nào cũng có quà. Đồng tiền hồi ấy khó khăn, việc mua quà cho con, dẫu bà mẹ nào cũng muốn, nhưng đôi khi cũng đành “lực bất tòng tâm”. Tôi nhớ có những hôm “đào xới” khắp giỏ mà không thấy quà đâu cả, chị em tôi mặt mày ủ rũ như cái bánh bao chiều, lại quay sang xem bữa cơm hôm nay mẹ cho ăn những gì.

Bây giờ, tôi vẫn nhớ như in cái mùi vị “tổng hợp” toát ra từ chiếc giỏ đi chợ của mẹ. Đó là mùi hương dễ chịu của mớ cải dầm, vị thơm nồng của mớ ớt xanh, mùi đặc trưng khó cưỡng của các loại rau, nhất là rau gia vị, hòa lẫn với mùi tanh khi thì của cá, khi của thịt, tạo nên một mùi vị đặc biệt. Tất cả những món mẹ mua, được các bà bán hàng gói ghém cẩn thận. Các loại gia vị, như ớt bột, hành, tỏi, tiêu, bột ngọt được gói bằng tờ giấy báo cũ. Những cá nục, cá trích, cá liệt, cá cơm hay miếng thịt, lát đậu phụ được gói bằng lá chuối xanh, hoặc chuối khô… Cái mùi tổng hợp đó, chị em tôi thường đùa là “mùi thân thương”, từng nâng đỡ chúng tôi trong suốt thời kỳ gian khó.

Thời ấy, mọi loại gia vị đều mua lẻ, kể cả mỡ heo, hay nước mắm đều đong vào cái chai. Cầm cả chai to nhưng chỉ mua được một ít dưới đáy chai. Hôm nào mẹ đi chợ về, có con vịt hay con gà thò đầu ra ngoài giỏ, tôi biết hôm đó nhà mình “ăn sướng”. Và cũng biết rằng, dịp đó thu nhập của bố rủng rỉnh hơn vì chiếc xe khách chạy năng chuyến. Những dịp đó, mẹ không quên dành tiền quà vặt cho các con. Mà quà lúc này không còn là các đồ ăn vặt mà những món đồ chơi, chiếc áo, chiếc quần, đôi giày...

Bây giờ, ít ai đi chợ bằng rổ hay giỏ nhựa. Tan sở, họ ghé chợ mua các món ăn trong ngày. Cuối tuần thì ghé siêu thị. Lâu lắm rồi, mới đây có dịp ghé chợ, tôi không thấy cô hàng xén hay bà bán cá nào sử dụng lá hay giấy để gói nữa, nên ký ức đợi mẹ đi chợ về vẫn tinh khôi và chị em tôi gọi đó là mùi vị quê một thời để nhớ…

Khánh Quan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chia sẻ

Anh tôi về hưu, được mời tham gia vào một tổ chức xã hội ở địa phương. Chị vợ buồn vì anh hứa khi nghỉ sẽ “phụ trách” chiếc máy photocopy đang kinh doanh tại nhà.

Chia sẻ
Còn chồi nảy cây…

Mưa lũ, tôi thẫn thờ, lo lắng cho người thân đang sinh sống ở quê. Thấy vậy, con gái ngây thơ hỏi: “Răng ở dưới nớ người ta không đến nơi cao cho an toàn hả ba?”.

Còn chồi nảy cây…
Chị...

Tầm ngoài 40 tuổi, ăn nói có duyên lại giỏi buôn bán, trong làng ai cũng mến chị. Vậy không hiểu sao chuyện hôn nhân của chị lại đứt gánh nửa đường.

Chị
Nỗi nhớ

Vắng tiếng ve là thiếu âm thanh thúc giục của ngày hè. Những cổng trường kép lại, mùa chia tay của cô cậu học trò cuối cấp như thiếu đi một điệu nhạc cổ điển.

Nỗi nhớ
Nghĩa vợ chồng

Chú bỏ thím theo người khác gần 20 năm chưa một lần trở lại. Nhà nghèo, có đến 4 con dại, nhưng thím một mình chăm lo. Những khi nhà dột, điện tắt, nước nghẽn... mọi việc của đàn ông, thím phải mày mò tự tay làm hết, không phiền đến ai. Mà có phiền cũng chẳng được vì ở phố xá cái gì cũng quy ra tiền.

Nghĩa vợ chồng
Return to top