ClockChủ Nhật, 26/01/2020 15:27

Mùng 1, nghe và thấy

TTH.VN - Chiều mùng 1 xuống phố. Dạo quanh một số con đường mà nhiều năm trước vẫn thường “đi chơi tết” thấy vắng lặng hẳn. Có chút gì đó trầm trầm nhưng thấy phố bình yên hơn.

Một góc không gian yên tĩnh ở Cát Tường Quân. Ảnh: Cát Tường Quân

Tôi ngồi ngắm phố phường và nghĩ ngợi mông lung. Chẳng có gì định hình. Một quán tạp hóa ven đường. Quán này những năm trước, dẫu hai chín, ba mươi hay mùng 1… lúc nào cũng đông khách. Chủ yếu là dân lao động và những người lớn tuổi, chẳng uống ăn gì nhiều, chủ yếu là “trộ miệng” và hưởng một chút không khí bạn bè. Cuộc sống đôi khi cũng cần những điều như vậy lắm thay! Nó làm cho con người thư thái hơn, gần gũi và thân thương nhau hơn. Vơi bớt nhọc nhằn và có khi là những muộn phiền của cuộc sống.

Trước quán có một quầy cho thuê các loại máy móc và dụng cụ xây dựng. Vậy là có một anh xích lô phục vụ. Ai thuê gì đã có anh vận chuyển. Tôi nghĩ rằng chắc đây là mối quan hệ hình thành từ chuyện làm ăn – có cầu thì có cung. Lâu dần, quan hệ giữa anh xích lô và người chủ quầy trở nên thân thiết. Giá cả cho thuê máy móc và vật liệu đã có thị trường điều chỉnh. Anh xích lô cũng không thể lấy được giá cao hơn mà thậm chí còn phải lấy tiền vận chuyển mềm hơn. Có vậy, người ta mới tới thuê đồ đạc ở quầy này nhiều hơn vì thuận tiện và rẻ. Chắc chắn, chính sự cạnh tranh đã làm nên điều đó. Người tiêu dùng chính là người được hưởng lợi. Điều này đúng trong mọi hoàn cảnh. Có cạnh tranh, có liên kết thì có phát triển. Không có cạnh tranh, động lực cho đổi thay, phát triển giảm hẳn. Đôi khi, sự liên kết cũng chẳng còn.

Chiều nay, một người đạp xích lô ngồi với vài thầy giáo nghỉ hưu. Một anh chở hàng hóa cho vợ bán ở chợ xép ngồi với một người lớn tuổi giàu có (tôi biết bác là nhờ biệt danh “Khôi gỗ” một thời). Tôi thấy họ bình đẳng và có một mối quan hệ thâm tình. Chẳng ai phân biệt lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, trí thức hay không trí thức, địa vị này hay địa vị kia… Bác Khôi gỗ bảo rằng, năm nay mình bảy chín, cả hàng chục năm rồi mới thấy phố vắng như thế này. Nhưng riêng ở góc phố này, tiếng cười và những câu chuyện phiếm cuộc đời vẫn cứ lao xao.

Vì ngày tết nên nhìn ai cũng thấy tinh tươm và đẹp hơn. Giới trẻ thì càng đẹp. Có cảm giác mọi xu hướng thời trang được lớp trẻ tiếp nhận rất nhanh và thay đổi từng ngày. Quần áo, dày dép thời trang. Phương tiện đi lại cũng thời trang. Có cái hay và có những điều có vẻ như không phù hợp. Tóc vàng, tóc trắng, tóc đỏ. Xe phân khối lớn được một số thanh niên sử dụng ngày càng nhiều. Thi thoảng, phố phường đang trầm trầm vắng lặng thì tiếng máy xe gầm quá cỡ “ vắt ngang” xé toạc không gian. Chạy nhanh cũng chẳng biết để làm gì!?

Phố vắng nhưng chùa chiền thì đông đúc. Người vãng cảnh chùa ngày càng đông. Trưa mùng một tết, một ngôi chùa ở khá xa TP Huế - Huyền Không Sơn Thượng - người đông nườm nượp. Đủ loại biển số xe trong nam ngoài bắc. Ngôi chùa này đẹp, sơn thủy hữu tình. Cây mới được trồng lên, một rừng cây nguyên sinh còn giữ lại. Không chỉ Huyền Không Sơn Thượng đâu, tôi nghĩ sự khác biệt lớn nhất của chùa Huế chính là vườn – vườn thiền. Hầu hết chùa Huế đều có khuôn viên vườn rộng rãi. Đến với chùa Huế là đến nơi yên tĩnh, đến với thiên nhiên. Chánh điện cũng không nghi ngút khói hương như nhiều nơi khác. Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã còn thắp hương điện tử. Người đi chùa có khấn cầu gì cũng “lầm rầm trong miệng”.

Chị Tạ Thị Ngọc Thảo, một doanh nhân nổi tiếng đã có lần nói rằng, “đặc sản” của du lịch Huế, một phần quan trọng chính là du lịch tâm linh. Hàng trăm ngôi chùa tập trung trên một vùng đất, trong đó có nhiều ngôi là cổ tự. Năm ngoái, tôi có đón một du khách Pháp. Bà độ chừng sáu mươi tuổi, lưu trú đến 5 ngày và ngày nào cũng đạp xe đi. Hỏi bà hôm nay đi đâu bà đều nói rằng: pagoda (chùa). Chị Tạ Thị Ngọc Thảo cũng có một khu nhà vườn vừa ở vừa làm du lịch ở vùng Thiên An. Có lẽ đón khách với chị không phải là một mục tiêu chính. Và chị cũng đi theo hướng – du lịch tâm linh. Du khách đến đây được phục vụ những bữa ăn chay, tập cách thiền, sống trong một không gian hoàn toàn yên tĩnh. Cách đây mấy năm, trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, chị cho biết khách đặt lịch kín cả năm. Tất cả đều là “ khách VIP”. Chị bảo nếu lấy giá thấp thì khách sẽ đến rất đông. Khi không còn yên tĩnh thì không còn Cát Tường quân nữa!? Phân khúc: du lịch tâm linh và khách VIP có lẽ cũng là một gợi ý cho du lịch Huế, tức là cho kinh tế Huế.

Năm mới, nghe và nhìn thấy mấy điều “ vụn vặt”, muốn cùng chia sẻ cùng bạn đọc đầu năm!

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết

Sáng 11/2 (mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trên các tuyến phố chính như Lê Lợi, Hà Nội, Lê Duẩn, Hùng Vương...và hai đầu cầu Phú Xuân, Dã Viên (TP. Huế), tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết giao thông để kéo giản lượng người, phương tiện qua lại an toàn.

Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết
Đi lễ nhà thờ họ

Trong mưa xuân lất phất bay ngày đầu tiên của năm mới, dân làng lại tề tựu về nhà thờ họ với mâm cúng đủ đầy, mang theo bao ước vọng.

Đi lễ nhà thờ họ
Những người thức cùng mùa xuân

Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, người người, nhà nhà tạm xếp lại những bộn bề cuộc sống để ở bên cạnh người thân, đón chào năm mới. Tuy vậy, đâu đó vẫn có những con người lao động vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc của mình.

Những người thức cùng mùa xuân

TIN MỚI

Return to top