ClockThứ Tư, 07/10/2015 10:22

Mừng nhưng chưa vui

TTH - 2.281.562 lượt là con số khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt trong 9 tháng đầu năm, tăng 2,25% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế tăng 1,19%; khách nội địa tăng 2,83%. Khách quốc tế lưu trú ước đạt đạt 587.358/1.423.748 lượt. Doanh thu du lịch ước đạt 2.092 tỷ đồng, tăng 3,31%. Riêng tháng 9/2015, khách du lịch đến Huế ước đạt 170.925 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 61.234 lượt, khách nội địa đạt 109.691 lượt. Khách lưu trú đạt 124.541 lượt. Doanh thu du lịch trong tháng ước đạt 204,751 tỷ đồng. (nguồn http://svhttdl.thuathienhue.gov.vn).

Cũng theo thông tin từ nguồn đã dẫn, những số liệu này đã chứng tỏ việc du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì sự tăng trưởng, đặc biệt là lượng du khách quốc tế ổn định và có mức tăng khá bên cạnh sự phục hồi chung của du lịch cả nước.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, hoạt động du lịch trên địa bàn còn cần phải nỗ lực nhiều hơn, không chỉ với kỳ vọng dài hạn mà cả trong những con số chứng tỏ sự tăng trưởng ở các mốc thời gian ngắn hạn để thực sự tạo ra sự tăng trưởng. Có thể nhận thấy điều này khi so sánh cùng kỳ của năm trước. Theo đó, lượt khách nội địa đến Huế trong tháng 9 của năm 2014 và 2015 theo thứ tự là 119.093 và 109.691 (92%). Lượt khách quốc tế là 61.468 và 61.234. Lượt khách lưu trú nội địa trong tháng 9 của năm 2015 chỉ đạt 96% và khách quốc tế đạt 98% so với năm 2014. Tính chung, trong tháng 9 năm nay, lượt khách đến Huế chỉ bằng 97% của năm ngoái. Một con số tham khảo khác từ Chi cục Thống kê Thừa Thiên Huế ở chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 ở mục văn hóa, giải trí và du lịch bằng với tháng trước (100%) và so với cùng kỳ có tăng chút ít (101,4%).
Con số mà http://svhttdl.thuathienhue.gov.vn cho là ấn tượng nằm ở 797.143 lượt khách đến Huế bằng tàu biển trong 9 tháng đầu năm. Số lượt khách đến bằng tàu biển sẽ không dừng lại ở con số này khi dự án nâng cấp Bến cảng số 1 đã được khánh thành. Bến cảng này đủ điều kiện đón các tàu có trọng tải lớn chở từ 4.000 - 5.000 khách và cũng là hoạt động khởi đầu trong chuỗi liên kết, hợp tác phát triển du lịch tàu biển giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Hãng tàu Royal Caribbean - một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới. Mới đây, Bến cảng số 3 Cảng Chân Mây - bến cảng tổng hợp và các dịch vụ hậu cần cho Cảng Chân Mây, đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào cảng cũng đã được động thổ khởi công.
Việc du khách đến Thừa Thiên Huế bằng tàu biển rõ ràng đã mở ra rất nhiều triển vọng trong phát triển du lịch dịch vụ ở Thừa Thiên Huế, nhất là khi xét trên các yếu tố chi tiêu khá rộng rãi của nguồn khách này. Hơn nữa, Chân Mây cũng đã được Royal Caribbean xác định hiện đang là cảng đi đầu trong việc đón khách bằng đường biển không qua trung chuyển.
Tuy nhiên, con số thống kê được mới chỉ dừng ở lượt khách. Trong chuyến cập cảng vào tháng 8/2015, lượt khách lên thăm Huế chỉ chiếm 5% trong tổng số 3.800 khách. Chuyến cập cảng của Voyager Of The Seas mới đây, số khách chọn Huế làm điểm dừng cũng không nhiều, chỉ bằng hoặc ít hơn con số của chuyến trước.
Mừng, nhưng chưa vui là vì thế.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Return to top