ClockThứ Bảy, 15/07/2017 12:09

Mừng nhưng... lo

TTH - Mới đây, ở khu quy hoạch của chúng tôi vừa được trồng thêm cây xanh trên một số tuyến đường chưa có cây xanh. Thiếu cây xanh thì trống trải, ít bóng mát, rất nóng nực về mùa hè nên thấy những cây xanh được bố trí, ai cũng mừng.

Những cây xanh được trồng mới  thân rất to, được cắt ngang thân rồi trồng. Nhiều người mừng, bảo: Trồng cây như thế thì nhanh ra tán, ra cành. Chẳng mấy chốc mà cây sum suê, tỏa bóng. Những con đường ở khu quy hoạch chẳng mấy chốc mà mát.

Mừng nhưng có người lại lo. Lo bởi những cây xanh thân to một người ôm không xuể ấy được trồng trong những cái hố chẳng lấy gì làm sâu lắm. Chúng lại được bứng lên khi đã trưởng thành nên không còn rễ cọc.  Những người am hiểu lo rằng, những cây cổ thụ ấy, khi ra nhánh, ra cành, tỏa tán nhưng rễ mới mọc, chỉ bám cạn trên đất thì dễ đổ. Chỉ cần một trận mưa lớn, một trận gió mạnh là không biết sao mà lường.

Người dân lo cũng có lý. Thực tế ở thành phố Huế cho thấy, có những trận bão nhẹ, nhưng một số cây trên đường phố  đã nhanh chóng bật gốc, ngã, đổ, gây nguy hiểm cho người qua đường. Giới chuyên môn cũng từng góp ý, cây xanh đô thị cần phải được trồng, chăm sóc từ khi còn nhỏ để từ từ bén rễ, bám sâu vào đất, khi ấy cây mới vững chãi. Nếu trồng cây xanh khi đã trưởng thành, dù dễ chăm sóc, nhanh tỏa bóng nhưng lại không an toàn trong mùa mưa bão vì bộ rễ của cây trưởng thành, khi được bứng từ nơi này đến nơi khác thì mất mát, hư hao. Để sinh sôi, nảy nở, những cái rễ mới sinh trưởng chỉ là rễ phụ, không bám chặt được vào lòng đất, khó đỡ nổi thân cây to lớn. Như những ngôi nhà không có móng vững, những cây xanh này trở nên mong manh trước thiên tai.

Mong rằng, cái sự lo của người dân trong khu quy hoạch đô thị của chúng tôi sẽ được đơn vị trồng cây xanh biết, có phương án đảm bảo an toàn cho những cây xanh cổ thụ được trồng mới ấy, để bà con khỏi phấp phỏng lo.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Return to top