ClockChủ Nhật, 28/06/2020 09:32

Muốn thu hút “đại bàng” FDI, môi trường đầu tư phải thực sự hấp dẫn

Việt Nam không phải “một mình một chợ” trong cuộc đua thu hút FDI, do đó cần phải tiếp tục cải cách hành chính, môi trường đầu tư để thực sự hấp dẫn.

6 tháng, thu hút FDI giảm trên 15%Cùng doanh nghiệp vượt khó“5 mũi giáp công” để phục hồi nền kinh tếDấu ấn FDIThu hút FDI bốn tháng đạt 12,33 tỷ USDDòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh bất chấp dịch Covid-19

Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút dòng vốn ngoại

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là “mũi giáp công” hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài. Nhiệm vụ của Tổ công tác là chủ động bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp để tiếp cận, đàm phán với các tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị, nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi.

Trên thực tế, thành tích sớm khống chế dịch Covid-19 đã giúp Việt Nam có lợi thế trong việc đón nhận dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển trên thế giới. Bên cạnh đó, việc Quốc hội đã thông qua Hiệp định EVFTA cũng được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú hích cho Việt Nam thu hút dòng vốn FDI thời gian tới.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút được 13,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký, và vốn thực hiện đạt khoảng 6,7 tỷ USD. Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, thành công trong việc khống chế dịch Covid-19 tạo ra một lợi thế cho Việt Nam, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Thắng cho hay, nhà đầu tư FDI cũng ghi nhận Việt Nam có chủ trương nhất quán trong ứng xử với dòng vốn đầu tư nước ngoài, luôn coi đầu tư nước ngoài là một cấu thành quan trọng của nền kinh tế để phát triển. Tất cả đang góp phần tạo nên cơ hội vàng cho Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy và dòng vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm.

Theo ông Phan Hữu Thắng, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết, mới nhất là EVFTA, đã và đang đem lại những lợi thế nhất định cho Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, thành quả thu hút FDI phụ thuộc lớn vào việc Việt Nam tận dụng cơ hội. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, ông Thắng kiến nghị, cơ quan chức năng của Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ.

“Chúng ta còn 154 tỷ USD vốn FDI đăng ký nhưng chưa giải ngân.Trong lúc, việc xúc tiến đầu tư khó khăn, chúng ta nên tạo điều kiện cho nhà đầu tư đã được cấp giấy phép như gỡ vướng về mặt bằng, hay chính sách… để họ bỏ vốn ra làm tiếp. Chúng ta phải xúc tiến đầu tư tại chỗ. Tổ chức khảo sát tình hình các nhà đầu tư đã được cấp giấy phép hiện tại ra sao, vướng gì và chưa giải ngân được”, ông Thắng nêu quan điểm.

Về cơ hội thu hút dòng vốn ngoại sau đại dịch, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định, trong cuộc đua thu hút FDI, Việt Nam không phải “một mình một chợ”. Thay vào đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia là khốc liệt. Muốn cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực đó, yếu tố quan trọng nhất của Việt Nam là phải tiếp tục cải cách hành chính, môi trường đầu tư để trở nên hấp dẫn hơn.

GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh tới lợi thế trong thu hút vốn FDI, đó là ổn định chính trị, kinh tế, môi trường đầu tư thân thiện.... “Thông qua khống chế thành công đại dịch Covid-19, Việt Nam đã phô bày ra 2 lợi thế mới này. Thứ nhất là năng lực xử lý của Chính phủ với sự cố khủng hoảng toàn cầu. Thứ hai là khả năng chống chịu của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp khi khủng hoảng xảy ra. Quý I/2020 Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,82% trong khi nhiều quốc gia tăng trưởng âm”, GS. Nguyễn Mại nói.

Nhờ vậy, Việt Nam hiện được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Điều này đã được chứng thực khi Apple tuyên bố chọn Việt Nam để sản xuất 30% tai nghe không dây cho thị trường toàn cầu. Panasonic trong tháng 9 này sẽ chuyển nhà máy từ Thái Lan sang Việt Nam...

Theo Chủ tịch VAFIE, Việt Nam cần thu hút FDI mạnh mẽ, đặc biệt cần đến những doanh nghiệp nằm trong top 500 của Forbes đến Việt Nam. “Chúng ta không chỉ cần họ đầu tư mà đặt kỳ vọng họ sẽ chuyển cả đại bản doanh đang nằm ở các quốc gia khác về đây. Khi nào có những đại bản doanh như thế ở Việt Nam, chúng ta mới có thể nói là thành công được”, GS. Nguyễn Mại nói.

Tuy nhiên, GS. Nguyễn Mại cũng lưu ý, muốn thu hút các nhà đầu tư lớn thì phải tạo ra những lợi thế thực sự hấp dẫn họ. Như tiền thuê đất tại các khu công nghiệp (KCN) phải hấp dẫn hơn, nếu trong tương lai nếu có tăng giá thì cũng cần tính toán tăng như thế nào để vẫn giữ được lợi thế này.

Mặt khác, các doanh nghiệp khi chuyển dịch sang có yêu cầu rất lớn về nhân công. Việt Nam cần xử lý được bài toán đào tạo hàng trăm nghìn nhân công. Nguồn nhân lực này phải đảm bảo hai yếu tố: năng suất cao với mức lương vừa phải.

GS. Nguyễn Mại cho rằng, để đón được các nhà đầu tư FDI lớn, phải nâng cao năng lực các đơn vị tham mưu ở cấp tỉnh bởi Chính phủ đã giao quyền UBND các cấp thẩm định cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực đặc biệt như dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng...

Bên cạnh đó, phải xúc tiến đầu tư cụ thể, có địa chỉ thay vì đại trà như trước đây. Ví dụ như với thành phố phía Đông trong tương lai của TP. HCM, cần tìm kiếm những tập đoàn lớn của châu Âu, Mỹ có sự quan tâm rồi đàm phán với họ để đi đến kết quả. Phải chủ động tìm những người cần mình và mình cần người ta.

Đồng thời, phải cải cách nhanh hơn, đồng bộ hơn, để tránh tình trạng trên “ấm dưới lạnh, nơi ấm nhiều, nơi ấm ít”, GS. Nguyễn Mại chỉ rõ.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

TIN MỚI

Return to top