Mỹ-Ấn Độ hợp tác đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình tại châu Phi
TTH.VN - Mỹ và Ấn Độ ngày 22/9 cùng nhất trí xây dựng chương trình hợp tác đào tạo quân đội tại 6 quốc gia châu Phi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.
Phát biểu sau cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Mỹ với người đồng cấp Ấn Độ Shushma Swaraj về các vấn đề kinh tế và an ninh, Ngoại trưởng John Kerry nói, "chúng tôi đã nhất trí sáng kiến cùng huấn luyện quân tại 6 quốc gia châu Phi, trước khi họ được triển khai thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ)”. Tuy nhiên, ông Kerry không đề cập đến các nước châu Phi cụ thể.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) thảo luận với người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj tại cuộc đối thoại chiến lược và thương mại Mỹ-Ấn ngày 22/9. Ảnh: Reuters |
"Hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hiệu quả, tính chuyên nghiệp của lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở những khu vực xảy ra xung đột", ông Kerry nhận định trong phần kết thúc của cuộc đối thoại chiến lược và thương mại kéo dài 2 ngày (21-22/9) giữa Mỹ và Ấn Độ.
Cũng trong khuôn khổ cuộc đối thoại, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khẳng định, các tiến bộ về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu giữa hai nước đã được thực hiện.
Ấn Độ là quốc gia có lượng khí phát thải carbon lớn thứ 3 trên thế giới, đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đàm phán khí hậu của LHQ tại Paris vào tháng 12 tới đây.
Được biết, Hội nghị thượng đỉnh tại Paris nhằm mục tiêu tìm kiếm các thỏa thuận để ngăn chặn khí thải nhà kính gây hại.
"Cả hai chính phủ chúng tôi cam kết chắc chắn để đạt được một thỏa thuận khí hậu thực sự có ý nghĩa, thực sự toàn diện và đầy tham vọng tại Paris vào cuối năm nay. Điều đó là hoàn toàn quan trọng", ông Kerry nói thêm.
Mỹ đang cung cấp một chương trình học bổng Fulbright về khí hậu, nhằm hỗ trợ việc trao đổi thông tin nghiên cứu giữa hai nước.
Theo Ngoại trưởng Swaraj, Ấn Độ công nhận biến đổi khí hậu là "một trong những thách thức lớn nhất trong thời đại hiện nay”.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Indianexpress)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”