Thế giới Thế giới
Mỹ - Ấn tăng cường quan hệ song phương
TTH.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết sẽ đưa quan hệ an ninh Mỹ-Ấn vào thế ổn định, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân và biến đổi khí hậu trong một cuộc họp tại Nhà Trắng vào hôm qua (7/6), theo tin từ AFP.
Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Nhà Trắng ngày 7/6/2016. Ảnh: AFP.
Tổng thống Obama đã chào đón Thủ tướng Modi bằng một cái ôm ấm áp, cho rằng sự hợp tác giữa 2 trong số các nền dân chủ lớn nhất thế giới là việc "tự nhiên". Chuyến thăm này của Thủ tướng Ấn Độ được xem là một dấu hiệu mang tính biểu tượng trong mối quan hệ Mỹ-Ấn, một bước tiến dài của cả 2 nước.
Theo tin từ AFP, trong cuộc họp, 2 nhà lãnh đạo cũng đã hoàn tất các thỏa thuận về hậu cần quân sự và chia sẻ "thông tin kiểm tra khủng bố".
Một tuyên bố chung sau cuộc họp công bố rằng "mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn đã được neo giữ ổn định". Đồng thời, hai bên cũng đã đạt được bước tiến lớn trong việc hợp tác an ninh mạng tốt hơn mà theo nhận định của các chuyên gia chính là vấn đề rất quan trọng để bảo vệ công nghệ thông tin bên ngoài nước Mỹ.
Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ Mỹ-Ấn Độ đã bị bao vây bởi tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài và do việc phát triển bí mật một quả bom hạt nhân của Ấn Độ.
Năm 2005, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush bắt đầu làm tan băng quan hệ bằng cách dỡ bỏ một lệnh cấm kéo dài suốt 3 thập niên trong việc hợp tác hạt nhân với Ấn Độ. Tổng thống đương nhiệm Obama sau đó đã tiến một bước xa hơn nữa, khi thúc giục các cường quốc hạt nhân tiếp nhận lại Ấn Độ vào một nhóm các quốc gia được phép kinh doanh vật liệu hạt nhân nhạy cảm.
Sự hỗ trợ này có khả năng sẽ gây chú ý với Bắc Kinh, khi nước này coi Ấn Độ là một đối thủ tiềm năng trong khu vực và mối quan hệ gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Mỹ là một thách thức tiềm năng đối với nước này.
Bên cạnh đó, AFP cho biết, Tổng thống Obama cũng ca ngợi thỏa thuận của công ty Mỹ Westinghouse khi sẽ xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân ở Ấn Độ.
Bảo Nghi (Lược dịch từ AFP & CNA)
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo (27/06)
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh (27/06)
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới (27/06)
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 (27/06)
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức (26/06)
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran (26/06)
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu (26/06)
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7 (26/06)
-
G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Quan hệ giữa ASEAN và Canada còn nhiều tiềm năng để phát triển
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Hàn Quốc ghi nhận 2 ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia