Thế giới Thế giới
Cập nhật COVID-19:
Mỹ chạy đua tiêm chủng để giảm sự lây lan của biến thể Delta
TTH.VN - Các quan chức y tế Mỹ đang chạy đua để tiêm chủng cho nhiều người dân Mỹ hơn, nhằm mục tiêu giữ cho biến thể Delta - biến thể của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ không lây lan mạnh hơn ở Mỹ.
- » Bộ trưởng Thương mại APEC cam kết thúc đẩy dòng chảy vaccine COVID-19
- » Hơn 156 triệu người trên thế giới đã được điều trị khỏi COVID-19
- » Châu Á - Thái Bình Dương chạy đua phát triển, sản xuất vaccine COVID-19 “nhà trồng”
- » Dịch COVID-19: Số ca nhiễm mới tại Ấn Độ và Brazil tiếp tục giảm
- » Đông Nam Á có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được xem là hy vọng để thế giới thoát dịch. Ảnh minh họa: Getty Images/Nhân dân Điện tử
Cụ thể, biến thể Delta này đã trở thành chủng virus thống trị ở Anh, chiếm khoảng 60% các trường hợp nhiễm mới. Hiện biến thể này đã trở nên phổ biến hơn chủng virus Alpha, trước đây gọi là chủng B 1.1.7 lần đầu tiên được xác nhận ở Anh và chứng kiến tốc độ lây nhiễm đạt đỉnh ở những người trong độ tuổi từ 12 – 20.
Trong khi đó ở Mỹ, biến thể Delta chiếm hơn 6% số trường hợp được xác nhận. Tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn.
Cố vấn Y tế Nhà Trắng Anthony Faucy nhận định: “Ở Anh, biến thể Delta đã và đang nhanh chóng nổi lên như một biến thể thống trị. Nó đang thay thế biến thể B 1.1.7. Chúng tôi không thể để điều đó xảy ra ở Mỹ”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt ra mục tiêu đến ngày 4/7 sẽ tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số trưởng thành của nước này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định tình hình hiện tại có chút căng thẳng bởi chỉ còn ít hơn 4 tuần nữa là sẽ đến hạn và khoảng 63,7% dân số trưởng thành của Mỹ đã được tiêm chủng mũi đầu tiên. Khoảng 53% tổng số dân trưởng thành của Mỹ đã nhận được đầy đủ 2 mũi vaccine phòng chống COVID-19.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát hiện ra rằng biến thể Delta đã lây lan sang ít nhất là 62 quốc gia.
“Chúng tôi tiếp tục nhìn thấy khả năng lây lan tăng lên đáng kể và ngày càng có nhiều quốc gia báo cáo các đợt bùng dịch có liên quan đến biến thể này”, WHO cho biết về chủng Delta và yêu cầu nghiên cứu sâu hơn cần phải là một ưu tiên hàng đầu.
Cũng tại Mỹ, hãng tin CNA dẫn thông tin từ CDC cho biết Mỹ đã nới lỏng các hạn chế đi lại đối với hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Singapore. Trong 110 nước này có 61 quốc gia vừa giảm mức độ của “tình trạng khẩn cấp”.
Một phát ngôn viên của CDC thông tin, 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh xuống “cấp độ 1” hoặc “cấp độ 2”. Các quốc gia được xếp hạng rủi ro thấp nhất về COVID-19 bao gồm Singapore, Israel, Hàn Quốc, Iceland, Belize và Albani.
Những quốc gia được liệt kê ở “cấp độ 3” gồm có Pháp, Ecuador, Philippines, Nam Phi, Canada, Mexico, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Honduras, Hungary và Italy.
Cũng trong diễn biến có liên quan, chỉ còn hơn 6 tuần nữa sẽ đến Thế vận hội Tokyo. Các lãnh đạo cho biết, các nhà báo nước ngoài đưa tin về sự kiện thể thao này sẽ được theo dõi hành trình bằng thiết bị GPS. Những ai có các hành vi cố tình vi phạm sẽ bị thu hồi thẻ tác nghiệp.
Theo đó, khoảng 6.000 phóng viên đến Nhật Bản tham gia tác nghiệp về những hoạt động có trong Thế vận hội Tokyo sẽ phải cung cấp danh sách chi tiết các khu vực và điểm đến mà họ sẽ đến trong 2 tuần đầu tiên ở Nhật Bản, chẳng hạn như các địa điểm thi đấu thể thao hoặc khách sạn.
Tân Trưởng ban tổ chức Thế vận hội Tokyo Seiko Hashimoto cho biết, công nghệ cao sẽ được sử dụng để đảm bảo rằng mọi người sẽ đi đến những nơi mà họ được phép đến.
Thêm vào đó, các phóng viên sẽ được khuyến khích nghỉ tại khách sạn, thay vì nghỉ ở nhà riêng. Nhằm quản lý chặt chẽ du khách đến Nhật Bản, đặc biệt là trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, số lượng khách sạn cung cấp dịch vụ dự kiến ban đầu sẽ giảm từ 350 xuống còn 150 khách sạn.
Không chỉ riêng phóng viên, các vận động viên cũng sẽ phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ trong di chuyển, cũng như được test virus hằng ngày.
Người hâm mộ nước ngoài đã bị cấm đến cổ vũ và theo dõi trực tiếp. Cuối tháng này, ban tổ chức cũng sẽ nhanh chóng quyết định có bao nhiêu khán giả trong nước sẽ được đến theo dõi trực tiếp các phần thi.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA & CNBC)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
- Chuyên gia Australia: Tâm lý chủ quan khiến số ca mắc COVID-19 tăng (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Cam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rét
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ