Thế giới Thế giới
Mỹ: Chính quyền mới xem xét toàn bộ cách tiếp cận với Triều Tiên
TTH - Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ tương lai Antony Blinken cho biết, chính quyền của tổng thống mới đã lên kế hoạch xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận của Mỹ đối với Triều Tiên để thúc đẩy Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán về vũ khí hạt nhân. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ xem xét cung cấp trợ cấp nhân đạo cho Triều Tiên nếu cần.
Mỹ mong muốn Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán để thảo luận về các vấn đề liên quan đến vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa: KCNA/vtv.vn
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng trong tất cả mọi điều chúng tôi làm, chúng tôi đều hướng tới khía cạnh nhân đạo, không chỉ là riêng vấn đề an ninh trong hành động”, ông Antony Blinken nhận định trong cuộc điều trần ở Thượng Viện.
Theo ông Antony, Mỹ cần xem xét lại và chính quyền mới của nước này dự định sẽ xem xét lại toàn bộ cách tiếp cận và chính sách đối với Triều Tiên, bởi đây là một vấn đề khó khăn sau nhiều chính quyền tổng thống. Được biết, mục đích của việc xem xét là để nhìn lại những lựa chọn mà Mỹ có và chính sách, hành động, lựa chọn nào có hiệu quả cho việc tăng cường sức ép, thúc đẩy Triều Tiên tiến đến bàn đàm phán. Việc này sẽ bắt đầu bằng cách tham vấn chặt chẽ các đồng minh và đối tác, đặc biệt là với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, Quan chức cấp cao của ông Joe Biden về chính sách châu Á Kurt Campbell cho biết, chính quyền sẽ phải đưa ra quyết định sớm về cách tiếp cận của mình và không lặp lại thời kỳ trì hoãn vào thời Obama.
Ông Kurt Campbell đã giành một số lời khen ngợi cho các cuộc hội nghị thượng đỉnh chưa từng có giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, mặc dù chưa đạt được tiến triển trong việc thuyết phục ông Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Reuters)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
-
Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7