Thế giới

Mỹ có bộ trưởng gốc thổ dân đầu tiên

ClockThứ Ba, 16/03/2021 08:34
Thượng viện Mỹ thông qua đề cử bà Deb Haaland làm Bộ trưởng nội vụ, một vị trí quan trọng trong nội các và trợ lực cho Tổng thống Joe Biden thúc đẩy kế hoạch chống biến đổi khí hậu.

Người nhập cư đầu tiên nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ

Bà Deb Haaland là bộ trưởng gốc thổ dân đầu tiên của Mỹ trong 245 năm qua - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 16-3 cho biết đề cử bà Haaland được thông qua với tỉ lệ 51 phiếu ủng hộ trên 40 phiếu chống. Trước đó, bà vấp phải sự phản đối từ nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa do các quan điểm của bà về vấn đề môi trường.

Trong vai trò Bộ trưởng nội vụ, bà Haaland sẽ quản lý việc sử dụng một diện tích đất đai cực lớn, chiếm 1/4 diện tích nước Mỹ, và chịu trách nhiệm giám sát mối quan hệ giữa chính phủ liên bang với 567 bộ lạc được chính phủ công nhận.

Bà Haaland (60 tuổi) là người thuộc bộ tộc Laguna Pueblo, được chính phủ liên bang công nhận là người Pueblo bản địa Mỹ ở phía tây trung tâm New Mexico. Sau khi được ông Biden đề cử, bà Haaland đã chia sẻ trên Twitter: "Tôi sẽ ngăn tất cả những ai làm hại hành tinh của chúng ta và bảo vệ vùng đất của chúng ta". Bà cam kết sẽ thúc đẩy các chính sách ngăn khí thải nhà kính, và 25% khí thải từ đốt nhiên liệu.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer, cho biết việc bổ nhiệm bà Haaland sẽ giúp cải thiện quan hệ với các bộ lạc Mỹ.

"Do mối quan hệ đầy rắc rối từ trước đến nay giữa chính phủ liên bang và các bộ lạc, việc đưa hạ nghị sĩ Haaland lên đứng đầu Bộ Nội vụ là một khoảnh khắc vô cùng quan trọng đối với nước Mỹ", ông Schumer nói trước cuộc bỏ phiếu.

Tuy nhiên nhiều người cũng lo ngại bà Haaland sẽ bị giằng co giữa các bên và chịu áp lực lớn về vị trí của mình. 

"Mặc dù bà ấy sẽ có quyền ra quyết định ở cấp nội các, nhưng sẽ phải đối mặt với các lợi ích cạnh tranh từ việc bảo vệ môi trường và nâng cao các ưu tiên của người bản địa, cho đến quản lý các đòi hỏi từ những ông lớn trong ngành dầu mỏ và những người phủ nhận biến đổi khí hậu", Megan Hill, giám đốc Dự án của Harvard về phát triển kinh tế da đỏ Mỹ, nhận định.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mùa đông này là mùa đông ấm nhất từng được ghi nhận ở lục địa Mỹ - dấu hiệu mới nhất cho thấy thế giới đang hướng tới một kỷ nguyên chưa từng có do khủng hoảng khí hậu.

Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Return to top