Thế giới

Mỹ công bố chia sẻ khoảng 16 triệu liều vaccine COVID-19 với châu Á

ClockThứ Ba, 22/06/2021 14:16
TTH.VN - Nhà Trắng ngày 21/6 đã công bố kế hoạch chia sẻ 55 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Mỹ trên toàn cầu, với khoảng 75% số liều vaccine sẽ được phân bổ cho các quốc gia ở Mỹ Latin và Caribe, châu Á, và châu Phi thông qua chương trình chia sẻ vaccine quốc tế COVAX.

Các nước châu Á đề nghị được chia sẻ lượng vaccine mà Mỹ hỗ trợQuốc tế hỗ trợ Việt Nam chống dịchĐông Nam Á chạy đua chủng ngừa COVID-19 cho hơn 650 triệu dân

Người dân ở tiểu bang Rhode Island, Mỹ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Kế hoạch này thực hiện cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong việc chia sẻ 80 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do Mỹ sản xuất với các quốc gia trên khắp thế giới. Trước đó vào đầu tháng này, Tổng thống Joe Biden đã vạch ra các ưu tiên đối với 25 triệu liều vaccine đầu tiên từ cam kết nói trên.

"Trong bối cảnh chúng ta tiếp tục chiến đấu với đại dịch COVID-19 trong nước và nỗ lực để chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới, Tổng thống Biden cam kết rằng, Mỹ sẽ là một kho chứa vaccine cho thế giới", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Cũng theo Nhà Trắng, trong số 55 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 còn lại, khoảng 41 triệu liều sẽ được chia sẻ thông qua chương trình COVAX, với khoảng 14 triệu liều vaccine dự kiến sẽ được chuyển đến các quốc gia ở Mỹ Latin và Caribe, khoảng 16 triệu liều đến châu Á, và khoảng 10 triệu liều đến châu Phi.

25% còn lại, tương đương với khoảng 14 triệu liều vaccine, sẽ được chia sẻ với "các ưu tiên thuộc khu vực", bao gồm Colombia, Argentina, Iraq, Ukraine, khu Bờ Tây và Gaza.

"Đối với tất cả các liều vaccine này, những người có nguy cơ cao nhất, chẳng hạn như các nhân viên y tế, nên được ưu tiên, dựa trên các kế hoạch vaccine quốc gia", Nhà Trắng nói thêm.

Việc phân bổ đối với các liều vaccine ngừa COVID-19 cụ thể như sau:

Thông qua chương trình chia sẻ vaccine quốc tế COVAX:

Mỹ Latin và Caribe (khoảng 14 triệu liều): Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Ecuador, Paraguay, Bolivia, Uruguay, Guatemala, El Salvador, Honduras, Haiti, và các quốc gia khác thuộc Cộng đồng Caribe (CARICOM), Cộng hòa Dominica, Panama, và Costa Rica.

Châu Á (khoảng 16 triệu liều): Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia, và quần đảo Thái Bình Dương.

Châu Phi (khoảng 10 triệu liều): Các quốc gia tiếp nhận sẽ được lựa chọn với sự phối hợp của Liên minh châu Phi (AU).

Thông qua chia sẻ trực tiếp: Colombia, Argentina, Haiti, các quốc gia CARICOM khác, Cộng hòa Dominica, Costa Rica, Panama, Afghanistan, Bangladesh, Pakistan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Nigeria, Kenya, Ghana, Cabo Verde, Ai Cập, Jordan, Iraq, Yemen, Tunisia, Oman, khu Bờ Tây và Gaza, Ukraine, Kosovo, Georgia, Moldova, và Bosnia.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 17/3 tại thủ đô Paris, Hội nữ doanh nhân Việt cùng tiến tại Pháp (AEEV) đã tổ chức chương trình Gala & Awards 2024 nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ Việt Nam cho các hoạt động xã hội nói chung, cho hội AEEV nói riêng.

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top