Thế giới Thế giới
Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi từ ngày 31/12
TTH.VN - Quyết định dỡ bỏ các hạn chế đi lại được đưa ra sau khi có bằng chứng về việc các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện tại có tác dụng bảo vệ trước biến thể Omicron, đặc biệt là khi tiêm liều tăng cường.
- » Hàn Quốc sẽ mở thêm nhiều học viện đào tạo tiếng Hàn trên thế giới
- » Hàng triệu bà mẹ và trẻ em có thể tử vong do những hệ luỵ từ COVID-19
- » Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng tại châu Âu
- » 75% trong số 80 triệu liều vaccine COVID-19 sẽ được Mỹ chia sẻ qua COVAX
- » Lo ngại về biến thể Omicron, nhiều quốc gia siết chặt hạn chế đi lại
Hành khách tại sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Từ ngày 31/12, Mỹ chính thức dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 quốc gia khu vực miền Nam châu Phi được áp đặt hồi tháng trước do lo ngại sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19.
Trong thông báo ngày 24/12, Trợ lý thư ký báo chí Nhà Trắng Kevin Munoz cho biết Tổng thống Joe Biden "sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại tạm thời với các nước miền Nam châu Phi” có hiệu lực từ ngày 31/12 tới, qua đó xác nhận các thông tin báo chí trước đó về vấn đề này.
Quyết định này được đưa ra theo đề xuất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ sau khi có bằng chứng về việc các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện tại có tác dụng bảo vệ trước biến thể Omicron, đặc biệt là khi tiêm liều tăng cường.
Những công dân nước ngoài đang bị cấm nhập cảnh vào Mỹ vì đã từng đến 8 quốc gia châu Phi trong nói trên trong vòng 14 ngày qua sẽ lại được lên những chuyến bay tới Mỹ cất cánh sau 0h01 (theo giờ miền Đông của Mỹ) ngày 31/12.
Các quốc gia châu Phi này bao gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn