Thế giới Thế giới
Mỹ: Dự luật chi tiêu liên bang mới bao hàm nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu
TTH.VN - Dự luật cung cấp viện trợ COVID-19 và tài trợ cho chính phủ Hoa Kỳ, dự kiến sẽ được thông qua vào thứ hai tới, có bao gồm các biện pháp để giải quyết biến đổi khí hậu, như hạn chế việc sử dụng khí nhà kính loại mạnh trong chất làm lạnh và mở rộng các ưu đãi thuế đối với năng lượng gió và mặt trời.
- » Mỹ: Tỷ lệ nghèo tăng kỷ lục trong năm 2020
- » Vaccine thứ 2 phòng Covid-19 của Mỹ đã sẵn sàng, FDA chuẩn bị cấp phép
- » Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19
- » Mỹ: Một thực khách bồi dưỡng 5.600 USD cho toàn bộ nhân viên nhà hàng
- » Ông Joe Biden tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhằm khuyến khích dân Mỹ tin dùng
Lần đầu tiên sau 13 năm, Quốc hội Mỹ sử dụng chính sách năng lượng để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN
Nếu được thông qua, dự luật sẽ đánh dấu lần đầu tiên sau 13 năm Quốc hội sử dụng chính sách năng lượng để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu - một vấn đề mà Tổng thống Donald Trump đã né tránh đồng thời phủ nhận sự đồng thuận khoa học rằng, hoạt động công nghiệp và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang gây ra biến đổi khí hậu. Dự luật năng lượng gần nhất của Hoa Kỳ, được thông qua dưới thời chính quyền tổng thống George W. Bush, nâng cao tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô và xe tải, yêu cầu sử dụng nhiều hơn ethanol và cắt giảm sử dụng năng lượng trong bóng đèn và thiết bị.
Dự luật được thông qua vào thứ Hai sẽ bao gồm 1,4 nghìn tỷ USD để tài trợ cho chính phủ đến tháng 9 năm 2021 cũng như gói viện trợ COVID-19 trị giá gần 900 tỷ USD. Nó yêu cầu các công ty Hoa Kỳ giảm sản xuất hydrofluorocarbon (HFC), một loại khí nhà kính được sử dụng trong máy điều hòa không khí và tủ lạnh, xuống còn 15% mức của năm 2012 vào năm 2036.
Điều đó sẽ đưa Hoa Kỳ tuân theo lộ trình của bản sửa đổi, bổ sung Kigali năm 2016 của Nghị định thư Montreal, điều mà tổng thống Trump đã từ chối bất chấp sự ủng hộ rộng rãi của cả các nhóm công nghiệp và môi trường.
Dự luật cũng mở rộng các khoản tín dụng thuế đã giúp giảm chi phí năng lượng tái tạo. Các cơ sở năng lượng mặt trời sẽ có thể giữ tín dụng thuế 26% trong hai năm nữa, trong khi các dự án năng lượng gió trên đất liền có thể giữ tín dụng thêm một năm.
Các dự án điện gió ngoài khơi, chưa bao giờ có khoản tín dụng thuế riêng, sẽ được cung cấp khoản tín dụng trị giá 30% chi phí nếu chúng khởi công xây dựng trước cuối năm 2025.
Dự luật cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 25 gigawatt năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt trên các khu đất công vào năm 2025. Hiện tại, công suất năng lượng tái tạo của Mỹ trên các khu đất công lên tới hơn 5 GW vào năm 2019, theo một báo cáo của Trung tâm Kinh doanh và Môi trường Yale và Hiệp hội Hoang dã.
Hàng tỷ USD sẽ được cấp phép cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến các công nghệ bao gồm thu giữ và lưu trữ carbon, thu nhận không khí trực tiếp và năng lượng hạt nhân tiên tiến.
Cũng theo dự luật, các công ty khai thác than trong một năm nữa sẽ phải chi trả 1,10 USD cho mỗi tấn than khai thác vào Quỹ Ủy thác Người khuyết tật Phổi đen - một chương trình liên bang trợ cấp cho gia đình những công nhân khai thác than chết vì bệnh phổi đen.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương