Mỹ khẳng định không có yếu tố bên ngoài tác động vào cuộc bầu cử
Ngày 3/11, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy tồn tại "yếu tố bên ngoài" tác động đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
- » Bầu cử Mỹ: Sức hút của cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên
- » 11 người liên quan đến cuộc tranh luận bầu cử tổng thống dương tính với COVID-19
- » Gần 30 triệu người ở Mỹ đi bỏ phiếu sớm
- » Bầu cử Mỹ: Cử tri New York xếp hàng dài trong ngày bỏ phiếu sớm
- » Kỷ lục 60 triệu cử tri bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
- » Vài nét về bầu cử Tổng thống Mỹ
- » Các bang chiến địa có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
- » Bầu cử Mỹ trước giờ G: Biden tiếp tục dẫn trước, Trump tự tin sẽ giành chiến thắng
- » Người gốc Việt tại Mỹ hồi hộp chờ kết quả bầu cử tổng thống
Người dân tại một điểm bỏ phiếu ở Virginia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đã bước vào Ngày Bầu cử 3/11 sau một chiến dịch tranh cử với nhiều lo ngại về sự can thiệp từ bên ngoài.
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Washington, ông Wolf nhấn mạnh: "Chúng tôi không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào về một tác nhân nước ngoài dàn xếp hoặc bóp méo tiến trình bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này."
Đến thời điểm hiện tại, trên toàn nước Mỹ đã ghi nhận hơn 100 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm trước Ngày Bầu cử 3/11, chiếm hơn 47% số cử tri đã đăng ký trong cuộc bầu cử năm nay. Tại 21 bang và khu vực thủ đô Washington D.C, hơn 50% số cử tri đăng ký đã bỏ phiếu sớm.
Trong diễn biến mới nhất, giám sát viên bầu cử Marcia Ridley cho biết đã có một số vấn đề kỹ thuật được ghi nhận trong Ngày Bầu cử tại hạt Spalding (bang Georgia) khi hệ thống bỏ phiếu ở đây đã bị trục trặc.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao Bộ An ninh Nội địa Mỹ, ông Christopher Krebs cho biết dù ghi nhận một số dấu hiệu đứt quãng, nhưng toàn bộ hệ thống bầu cử Mỹ vẫn hoạt động tốt. Hai quan chức trên kêu gọi người dân Mỹ kiên nhẫn chờ kết quả.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn