Thế giới Thế giới
Mỹ kiên quyết rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu khi chỉ còn 2 tuần nữa là Washington sẽ bắt đầu tiến trình này.
- » Mỹ trì hoãn quyết định về Hiệp định Paris cho đến sau hội nghị G7
- » Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
- » Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris có thể khiến Trái đất nóng thêm 0,3 độ C
- » Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậu
- » Tổng thống Mỹ tuyên bố có thể quay lại Hiệp định Paris về khí hậu
- » Tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định Paris
Quyết định của Mỹ về rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã gây nhiều tranh luận. Nguồn: Al Jazeera
Ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa chính quyền của ông sẽ chính thức bắt đầu tiến trình này.
Phát biểu tại một hội nghị năng lượng tại Pittsburgh, Tổng thống Trump cho rằng: "Hiệp định Paris sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ phải đóng cửa do những quy định hạn chế quá mức, trong khi lại cho phép các nhà sản xuất nước ngoài gây ô nhiễm.” Ông cũng nhấn mạnh rằng thực hiện chính sách “Nước Mỹ trước tiên” chính là không gây tổn hại cho người dân Mỹ và không giúp những quốc gia gây ô nhiễm làm giàu.
Theo các điều khoản của hiệp định, vào ngày 4/11 tới, Tổng thống Trump có thể trình lên Liên hợp quốc (LHQ) một bức thư thông báo nước Mỹ chính thức rút khỏi các cam kết trong hiệp định. Tuy nhiên, quá trình này sẽ phải mất một năm để thực hiện và điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không còn là thành viên của hiệp định này vào ngày 4/11/2020-một ngày sau ngày bầu cử tổng thống vào năm sau.
Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã cam kếtsẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ông cho rằng hiệp định sẽ khiến nước Mỹ tổn hại hàng nghìn tỷ USD, người lao động mất việc làm và cản trở các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt, than đá và cả lĩnh vực sản xuất cơ khí. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã lập tức thực hiện lời hứa tranh cử.
Vào ngày 1/6/2017, ông đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ, song sẽ bắt đầu đàm phán lại nhằm mang đến một thỏa thuận công bằng hơn cho nước Mỹ, cho doanh nghiệp, người lao động và người dân Mỹ nói chung.
Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma), Mỹ đã cam kết đến năm 2025 sẽ cắt giảm từ 26-28% lượng phát thải khí nhà kính so với mức khí thải của năm 2005./.
Theo Vietnam+
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN (31/01)
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia (31/01)
- ‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng (31/01)
- Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới (31/01)
- Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai (30/01)
- Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023 (30/01)
- New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland (30/01)
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào? (30/01)
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- ‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng
- Thổ Nhĩ Kỳ bước vào thế kỷ khí đốt mới
- Top 10 điểm du lịch hàng đầu trong năm 2023, Hội An xếp thứ hai
- Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
- New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Bộ trưởng Ấn Độ kêu gọi củng cố hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu
-
WHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc
- Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Phần Lan
- New Zealand: Thủ tướng mới tuyên thệ nhậm chức
- Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Kênh KBS: Việt Nam là đối tác quan trọng của Hàn Quốc
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit