Thế giới

Mỹ là ổ dịch COVID-19 mới, 5.000 tỷ USD được bơm cho nền kinh tế toàn cầu

ClockThứ Sáu, 27/03/2020 09:36
TTH.VN - Theo trang Worldmeter, tính đến 21h29p ngày 26/3 theo giờ GMT (tức khoảng 4h sáng ngày 27/3 theo giờ Việt Nam), trên thế giới đã có tổng cộng 525.810 ca dương tính với COVID-19.

Anh sắp có hàng triệu bộ xét nghiệm COVID-19 cho kết quả trong vòng 15 phútViệt Nam hỗ trợ CH Séc đưa công dân hồi hương do dịch COVID-19Lãnh đạo các nước họp bất thường để bàn về ảnh hưởng của dịch COVID-19

5.000 tỷ USD được bơm cho nền kinh tế toàn cầu để chống lại tác động của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Trong đó, số ca tử vong gần chạm mốc 24.000 và đã có 123.329 trường hợp chữa khỏi.

Với gần 14.000 ca nhiễm mới, hiện Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 82.000 người nhiễm virus. Tuy nhiên, Italy lại là quốc gia có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất, khi có đến 8.215 trường hợp, gấp khoảng 8 lần so với Mỹ (1.117 ca) và gấp gần 2,5 lần con số thương vong của Trung Quốc (3.287 ca).

Trước tình hình này, các nhà lãnh đạo của khối G20 cho biết đang triển khai khoản hỗ trợ trị giá 5 nghìn tỷ USD để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu gây nên do đại dịch.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh số ngưởi tử vong do dịch COVID-19 đã và đang tăng trở lại ở châu Âu, châu Phi và Mỹ. Hệ thống chăm sóc sức khỏe các nước đã và đang sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất xảy ra.

Về khoản hỗ trợ khổng lồ, khối G20 cho biết 5.000 tỷ USD đang được bơm vào nền kinh tế toàn cầu như một phần của chính sách tài khóa, biện pháp kinh tế, cũng như động thái để triển khai các kế hoạch nhằm đảm bảo các nước có thể chống lại những tác động về cả xã hội, kinh tế và tài chính do đại dịch COVID-19 gây nên.

Lãnh đạo các nước cũng cam kết “hỗ trợ mạnh mẽ” cho các quốc gia đang phát triển.

Được biết, trong bối cảnh dịch hoành hành, nhân viên y tế, đặc biệt là tại Italy và Tây Ban Nha đang đứng trước những lựa chọn khó khăn khi dịch vụ quá tải, bệnh nhân đông.

“Nếu có 5 bệnh nhân và chỉ có 1 giường bệnh, tôi buộc phải chọn người đã nhiễm bệnh”, Sara Chinchilla – một bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện gần Madrid (Tây Ban Nha) chia sẻ với báo giới AFP.

Theo các chuyên gia, các nước trên thế giới hiện đang phải đối mặt với tốc độ lây nhiễm cao gấp đôi, trong khi công tác điều trị cho người bệnh cũng rất vất vả. Đây là những thách thức chính trong cuộc chiến với nhiều khả năng nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với suy thoái kinh khủng nhất trong lịch sử.

Ở châu Á, hàng triệu công dân Tokyo (Nhật Bản) cũng được yêu cầu ở nhà, chỉ vài ngày sau khi thành phố tuyên bố hoãn Thế vận hội Tokyo 2020 đến năm sau.

Cùng lúc, Trung Quốc vẫn cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài do lo ngại các ca nhiễm là công dân nước ngoài đang làm suy yếu và phá vỡ thành công và nước này đã làm được khi vượt qua đỉnh dịch.

Tuy nhiên, hi vọng vẫn còn. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh vẫn ở mức cao, song cả Italy và Tây Ban Nha đều cho thấy số ca nhiễm mới hằng ngày giảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết “đã có những dấu hiệu đáng mừng” sau khi số ca nhiễm mới của Italy được công bố. Song vẫn còn quá sớm để khẳng định “liệu đỉnh dịch đã qua hay chưa”. Ngay cả với Trung Quốc, dấu hiệu lạc quan vẫn cần phải thận trọng.

Đan Lê (Lược dịch từ Worldmeter & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử

Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mùa đông này là mùa đông ấm nhất từng được ghi nhận ở lục địa Mỹ - dấu hiệu mới nhất cho thấy thế giới đang hướng tới một kỷ nguyên chưa từng có do khủng hoảng khí hậu.

Mỹ ghi nhận mùa đông ấm nhất lịch sử
Return to top