Thế giới

Mỹ mở rộng sản xuất vaccine COVID-19 để viện trợ thêm cho các nước

ClockThứ Sáu, 20/08/2021 16:49
TTH.VN - Mỹ đang mở rộng việc sản xuất vaccine ngừa COVID-19 để có thể viện trợ nhiều hơn cho các quốc gia không có nhiều cơ hội tiếp cận với vaccine, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục bùng phát.

Mỹ vận chuyển lô đầu tiên trong số 500 triệu liều vaccine Pfizer tài trợ toàn cầuCDC Mỹ chính thức khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine ngừa COVID-19Mỹ: Một nửa dân số được tiêm chủng vaccine COVID-19

Mỹ đã cung cấp hơn 120 triệu liều vaccine cho 80 quốc gia. Ảnh: UNICEF

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ kiêm Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống Joe Biden, cho biết nước này “hiện đang nỗ lực mở rộng đáng kể năng lực sản xuất vaccine để có thể tài trợ hàng trăm triệu liều vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình”.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới, bao gồm cả các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã chỉ trích các quốc gia giàu có vì tiến hành tiêm nhắc mũi vaccine thứ 3 cho những người được tiêm chủng đầy đủ, trong khi hàng triệu người ở nhiều quốc gia khác không có đủ vaccine để chủng ngừa COVID-19.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ví việc các nước giàu quyết định tiêm liều tăng cường là “phát thêm áo phao” cho những người đã có trong khi để người khác chết chìm.

Theo Tiến sĩ Fauci, Mỹ hiện đã cung cấp hơn 120 triệu liều vaccine cho 80 quốc gia và đã tài trợ 4 tỷ USD nguồn lực cho sáng kiến ​​chia sẻ vaccine COVAX của WHO.

Nói về việc phân phối các liều vaccine tăng cường và giúp đỡ các quốc gia khác, Tiến sĩ Fauci tin rằng Mỹ có thể đồng thời làm được cả 2 mục tiêu trên. 

Thực tế, những lo lắng về biến thể Delta đang tiếp tục hiện hữu trong tâm trí của nhiều người Mỹ khi hệ thống y tế ở các bang có tỷ lệ nhiễm bệnh cao đang phải vật lộn để đáp ứng đủ nhu cầu về giường bệnh. Theo nhận định của Tiến sĩ Fauci, Mỹ có thể tránh được sự gia tăng tiếp tục số ca bệnh mới nếu nhiều người hơn được chủng ngừa.

“Còn rất nhiều điều chúng ta có thể làm”, khi 90 triệu người ở Mỹ đủ điều kiện tiêm chủng nhưng vẫn chưa tiêm vaccine. “Chúng tôi muốn tiêm chủng cho những người chưa được tiêm chủng ở mức độ cao nhất có thể”, ông nói, và cho biết rất khó dự đoán chính xác khi nào đợt bùng phát hiện tại sẽ đạt đỉnh.

Một khi số ca nhiễm mới bắt đầu chậm lại, COVID-19 có thể trở thành căn bệnh lưu hành trong dân số ở mức thấp, giống như bệnh cúm, mặc dù COVID-19 có nguy cơ gây tử vong nhiều hơn. Tiến sĩ Fauci cho rằng, không giống như bệnh cúm cần phải tiêm phòng hàng năm, nhiều khả năng COVID-19 sẽ cần các loại thuốc tăng cường tái phát để duy trì mức độ bảo vệ cao.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top