Thế giới

Mỹ: Nhiều nơi cân nhắc tái áp dụng hạn chế với người chưa tiêm vaccine

ClockThứ Sáu, 16/07/2021 10:02
Dù chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy mạnh tại Mỹ, mới chỉ có 48,2% dân số nước này đã được tiêm đủ liều và tỷ lệ tiêm chủng mới đang giảm.

Mỹ công bố chia sẻ khoảng 16 triệu liều vaccine COVID-19 với châu ÁMỹ chạy đua tiêm chủng để giảm sự lây lan của biến thể Delta

Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 14/5/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong bối cảnh Mỹ đang đối mặt với sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 thời gian gần đây, ngày 15/7, Tiến sỹ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết ngày càng nhiều địa phương cân nhắc khôi phục các biện pháp hạn chế đi lại đối với những người chưa được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong chương trình Good Morning America của hãng ABC, bà Walensky đã để ngỏ khả năng nhiều bang và thành phố sẽ ban hành các biện pháp hạn chế tương tự như thành phố Chicago của bang Illinois, áp dụng đối với những du khách chưa được tiêm phòng.

Lãnh đạo CDC cũng nhấn mạnh hiện là thời điểm Mỹ cần đẩy mạnh công tác tiêm chủng và các biện pháp can thiệp phòng ngừa khác, cho rằng việc đưa ra "những thông điệp giống năm ngoái” là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Theo bà Walensky, các biện pháp phòng ngừa trên bao gồm xét nghiệm cho những người có các triệu chứng về đường hô hấp trên hoặc các triệu chứng của COVID-19, đồng thời yêu cầu những người này tự cách ly tại nhà và đeo khẩu trang. 

Theo CDC, dù chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy mạnh tại Mỹ, mới chỉ có 48,2% dân số nước này đã được tiêm đủ liều và tỷ lệ tiêm chủng mới đang giảm.

Trong khi đó, số ca mắc mới đã tăng lên đáng kể. Có 47 bang ghi nhận số ca mắc mới trong tuần qua cao hơn 10% so với tuần trước đó. Đáng chú ý, tại 35 bang, số ca mắc mới thậm chí còn tăng hơn 50% so với tuần trước.

Bất chấp tình hình dịch bệnh đang diễn biến khó lường, một cuộc khảo sát do Pew Research Center thực hiện và công bố ngày 15/7 cho thấy ngày càng nhiều người Mỹ gốc Latinh bày tỏ lạc quan về tương lai của nước Mỹ.

Người Mỹ gốc Latinh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 khi chiếm tỷ lệ tử vong và nhập viện cao hơn.

Cộng đồng này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh hơn các nhóm cộng đồng khác do bị cắt giảm lương và mất việc làm, đồng thời cũng phải đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19. 

Mặc dù vậy, kết quả của nghiên cứu trên cho thấy ngày càng nhiều người Mỹ gốc Latinh hài lòng với định hướng của nước Mỹ so với một thập kỷ trước.

Khoảng 50% số người trưởng thành gốc Latinh ở Mỹ được khảo sát cho biết họ hài lòng với hướng đi mà nước Mỹ đang thực hiện, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2012. Kết quả này thay đổi đáng kể so với thời điểm trước khi đại dịch ập đến.

Trong cuộc khảo sát hồi tháng 12/2019, có tới gần 70% người Mỹ gốc Latinh bày tỏ không hài lòng với những gì đang diễn ra ở Mỹ.

Nhìn chung, người Mỹ gốc Latinh cũng có cái nhìn tích cực về sự phục hồi của nước Mỹ, trong đó hơn 50% người trưởng thành gốc Latinh được khảo sát dự đoán sẽ khá giả hơn về mặt tài chính trong năm tới.

Đáng chú ý, gần 70% số người Mỹ gốc Latinh trong cuộc khảo sát cho rằng thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19 đã qua./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Return to top