Thế giới

Mỹ, Pháp thuyết phục Nga tập trung tấn công vào IS ở Syria

ClockThứ Tư, 25/11/2015 06:55
TTH.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày hôm qua (24/11) cùng lên tiếng thuyết phục Nga tập trung các cuộc tấn công của mình ở Syria vào các chiến binh Hồi giáo Nhà nước (IS) sau Thổ Nhĩ Kỳ làm tăng sự căng thẳng trong khu vực bằng cách bắn rơi một máy bay Nga, Reuters sáng nay đưa tin.

Tổng thống Obama và người đồng nhiệm Hollande cũng kêu gọi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không để cho tình hình làm leo thang căng thẳng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO, cho biết đã bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria sau khi cho rằng máy bay này đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong một cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng ngày 24/11/2015. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Obama nói rằng, Hoa Kỳ chưa có đủ thông tin để đưa ra kết luận về sự việc, nhưng cho biết các cuộc đối đầu tương tự có thể tránh được trong tương lai nếu Nga ngừng tấn công quân nổi dậy "ôn hoà" Syria - những người đang chiến đấu với lực lượng trung thành với Chính phủ của Tổng thống Bashar al- Assad.

"Điều này cho thấy một vấn đề đang diễn ra với các hoạt động của Nga là họ đang hoạt động rất gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ", Tổng thống Obama nói, và cho rằng, nếu Nga hướng mọi nguồn lực của mình vào các lực lượng IS, thì "một số những mâu thuẫn, những sai lầm tiềm năng, hoặc leo thang căng thẳng ít có khả năng xảy ra.

Thực tế, Nga đang hỗ trợ cho Chính phủ Tổng thống Assad, trong khi các quốc gia phương Tây lại nhấn mạnh rằng, ông Assad cần từ bỏ quyền lực để mamg lại hòa bình cho Syria.

Theo các quan chức Mỹ, máy bay của Nga đã bay vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trong vài giây. Sau vụ bắn rơi Su-24, phía Nga lên án hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố điều này sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, Tổng thống Hollande lên tiếng cảnh báo, "chúng ta phải ngăn chặn sự leo thang căng thẳng. Điều đó sẽ là vô cùng tai hại".

Theo Tổng thống Obama: "Thổ Nhĩ Kỳ, giống như tất cả các nước khác, có quyền để bảo vệ lãnh thổ và không phận của mình. Tôi nghĩ, điều quan trọng ngay lúc này là chúng ta đảm bảo được rằng cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đối thoại với nhau, tìm ra chính xác những gì đã xảy ra và có biện pháp ngăn chặn mọi hình thức leo thang". Đồng thời, Tổng thống Obama cho biết ông dự kiến ​​sẽ nói chuyện với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong những ngày tới.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Pháp đã có bài phát biểu trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Washington để phối hợp một chiến dịch quân sự nhằm chống lại lực lượng IS sau các cuộc tấn công ngày 13/11 vừa qua tại Paris khiến 130 người thiệt mạng.

Tổng thống Hollande cũng sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần này trong một loạt các cuộc đàm phán để gia tăng áp lực quốc tế đối với IS sau vụ tấn công Paris.

"Tôi sẽ yêu cầu Tổng thống Putin, như tôi đã làm trước đó ... rằng các cuộc tấn công phải nhằm chống lại IS, chống lại chủ nghĩa khủng bố", ông Hollande nói, cho biết Pháp đã phối hợp với các tàu của Nga ở đông Địa Trung Hải kể từ khi tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp tới khu vực này.

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top