ClockThứ Tư, 17/05/2017 09:45

Mỹ,Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm giải pháp hàn gắn quan hệ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang có chuyến thăm Mỹ trong bối cảnh quan hệ hai nước suy giảm nghiêm trọng.

Thổ Nhĩ Kỳ: Nhìn thấy “chương mới” trong quan hệ với MỹCăng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ trước thềm chuyến thăm của ông TillersonMỹ, Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định nỗ lực đánh bại IS

Trong cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chiều 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tái lập quan hệ kinh tế - quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, ông không nhắc đến các vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ đang quan tâm như quyết định vũ trang cho lực lượng người Kurd tại Syria hay việc dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen từ Mỹ về Thổ Nhĩ Kỳ.

my tho tim kiem giai phap han gan quan he hinh 1
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải). Ảnh: Al Jazeera.
 

Chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là từ sau vụ đảo chính bất thành cuối năm ngoái. 

Trong cuộc họp báo chung trước hội đàm, mặc dù lãnh đạo hai nước đều sử dụng những ngôn từ tốt đẹp nhưng có lẽ giải pháp hàn gắn mâu thuẫn vẫn xa vời khi hai bên đều có toan tính riêng.

Phát biểu trong họp báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng hai nước có mối quan hệ thân thiết và nhấn mạnh rằng sẽ thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là bạn bè và đồng minh trong rất nhiều thập kỷ qua”, ông Trump nêu rõ. “Chúng tôi ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay nhóm Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và đảm bảo rằng sẽ không có chỗ an toàn cho bất cứ nhóm khủng bố nào. Chúng tôi cũng hoan nghênh lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tồi tệ tại Syria.”

Mặc dù khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh lâu dài trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nhưng Tổng thống Trump không hề nhắc đến lo ngại của Ankara về quyết định vũ trang cho lực lượng người Kurd tại Syria cũng như yêu cầu dẫn độ giáo sỹ Gulen, người được cho là đứng đằng sau cuộc đảo chính bất thành hồi năm ngoái. 

Thậm chí, ngay cả khi ông Erdogan tuyên bố việc cho phép các tổ chức người Kurd có vai trò trong khu vực là không thể chấp nhận được, người đồng cấp Mỹ cũng không hề có phản hồi gì.

Việc vũ trang cho lực lượng người Kurd nhằm đánh bại IS tại thành phố Raqqa ở Syria được xem là giải pháp khả thi nhất để Mỹ có thể giành thắng lợi quan trọng trong cuộc chiến suốt 10 năm qua. 

Thành phố Raqqa tại Syria và Mosul tại Iraq là 2 căn cứ quan trọng cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan. Chính vì thế, mặc dù Tổng thống Erdogan đã đặt ra nhiều kỳ vọng nhưng có lẽ chuyến thăm này khó có thể đạt được những kết quả tích cực cho Thổ Nhĩ Kỳ./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel - Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp, tiếp tục leo thang.

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn
Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp

Theo tin từ Nhà Trắng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Michael Regan vừa công bố 8 tổ chức sẽ giám sát việc đầu tư 20 tỷ USD để tài trợ cho hàng chục nghìn dự án năng lượng sạch và giao thông vận tải tại các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Mỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấp
Return to top