ClockThứ Tư, 29/09/2010 17:37

Mỹ thuật góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại Huế

TTH - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một trong những chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đó cũng là một phong trào đang được nhiều trường học các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Ở Huế, thành phố văn hóa, du lịch, với truyền thống giáo dục ổn định, từ lâu đã hình thành nên những yếu tố thẩm mỹ tích cực trong giảng dạy mỹ thuật ở trường học.

Có thể kể đến một trong những người thầy đầu tiên dạy vẽ ở Huế rước đây là họa sĩ Lê Văn Miến, người đã tốt nghiệp trường Mỹ thuật Paris năm 1898, khi về nước không chịu làm quan mà đi dạy vẽ ở trường Hậu Bổ (Huế), một trong những học trò của ông là Nguyễn Sinh Cung, sau này là người đã sáng lập ra tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)với những tranh biếm họa sâu sắc, phê phán chua cay bọn thực dân mang bút danh Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng. Nhiều họa sĩ danh tiếng khác của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại cũng từng là người thầy dạy vẽ ở Huế, như Mai Trung Thứ, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Đăng Trí, Tôn Thất Đào và thế hệ tiếp theo sau này là các họa sĩ Đinh Cường, Hà Thị Như Mai, Phan Hữu Lượng, Tôn Thất Uyên, Phạm Phước Chánh, Tôn Nữ Tuyết Mai, Lê Khuyến, Phan Thế Binh... Hiện nay, một số giáo viên mỹ thuật trẻ cũng đã có tên tuổi như Đinh Khắc Thịnh (Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế), Nguyễn Hùng (Trường THCS Chu Văn An). Những người trẻ hơn nữa là Hà Thị Thu Hiền (THCS Trần Cao Vân), Lê Thị Hồng An (THCS Tố Hữu), Hà Thị Tố Uyên (THCS Phú Dương), Lê Đăng Bảo Châu ( THCS Thuận An), Huỳnh Thị Thảo Trinh (TH số 3 Hương Vinh), Trần Đình Long (TH số 2 Tứ Hạ), Hà Thu Huế (THCS Phạm Văn Đồng)...

 

Học sinh tham gia vẽ tranh tại Festival Huế 2010. Ảnh: Tuệ Ninh.
 
Tại Trung tâm New Space Art của hai họa sĩ Thanh Hải, các thầy cô giáo nhiều trường TH & THCS đã làm cho học sinh của mình cơ cơ hội thể hiện hết mình trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật của chính các em. Nhìn những tranh vẽ theo khối Rubic, những thiết kế thời trang tuy vụng về nhưng dễ thương và đầy say mê, khéo léo, những tranh chân dung thầy cô, bạn bè và cả những khối hình sắp đặt khác nhau của học sinh chúng ta thấy được sự sáng tạo ở lứa tuổi này thật phong phú, nhiều suy nghĩ và cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau. Qua đó mới nhận ra các em cần sân chơi nghệ thuật, cần không gian học vẽ, cần hỗ trợ hoạt động sáng tạo nghệ thuật như thế nào. Chính những hoạt động mỹ thuật trường học như vậy đã tạo cho học sinh sự thích thú trong học và chơi, học và sáng tạo, qua đó khơi nguồn và phát huy được khả năng về thẩm mỹ, tư duy sáng tạo bước đầu của học sinh.
 
Cũng qua những hoạt động như vậy, không gian trường học trở nên sinh động, gần gũi hơn với các em và thầy cô. Không thể có được không gian trường học thân thiện đúng nghĩa nếu không có sự tích cực của giáo viên, người trực tiếp góp phần tạo nên môi trường thẩm mỹ cho học sinh. Cũng từ đó, tính tích cực trong tư duy, trong lao động, học tập của các em được phát huy rõ nét và đa diện hơn. Nhiều khi các em làm cho thầy cô cũng phải chú ý và tự hào bởi những suy nghĩ, tư duy và sự ứng xử đầy chững chạc và nhân văn, năng nổ, linh hoạt, lành mạnh ở các em. Nhiều tranh vẽ của các em cho thấy mỹ thuật ở trường học đã thực sự có ý nghĩa đối với cuộc sống của các em, góp phần đem lại niềm vui cho học sinh. Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng trường học thân thiện.
 
Nhìn chung ở Huế, các thầy cô dạy mỹ thuật đều rất tận tụy, hết lòng và say mê với việc dạy vẽ, tổ chức các hoạt động mỹ thuật cộng đồng cho học sinh. Họa sĩ, giảng viên Đinh Khắc Thịnh là một trong những giảng viên như vậy, anh đã có hàng chục dự án, tác phẩm sắp đặt sinh động trong các kỳ Festival Huế, nhưng ấn tượng hơn cả là anh đã tham gia dự án Kết nối với tư cách là điều phối viên. Dự án này làm cho hoạt động mỹ thuật ở nhiều trường học trở nên sôi động và tạo ra những cảm hứng nghệ thuật cho học sinh, các em thêm yêu quê hương, quý thầy cô và bạn bè hơn khi tham gia những hoạt động mỹ thuật cộng đồng từ trường học, từ đó mỹ thuật thiếu nhi đã tràn ra phố, tạo nên những tiếng nói riêng của học sinh TP Huế trong hoạt động nghệ thuật.
 
Trường hợp khác là hai cô giáo Hoàng Thị Tố Uyên (THCS Phú Dương), Lê Thị Hồng An (THCS Tố Hữu) là những minh chứng cho việc vai trò của người giáo viên trong hướng dẫn cho học sinh học vẽ, tham gia các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ý thức tập thể, khởi động phẩm chất sáng tạo của học sinh. Các học sinh của hai trường THCS Phú Dương và THCS Tố Hữu đã mạnh dạn vẽ ra những bức tranh về chủ đề môi trường, tình bè bạn và tình yêu quê hương. Các em đã được các cô giáo bày vẽ tận tình để hoàn thành được những bức tranh đạt kết quả tốt. Hai cô còn lôi cuốn người thân là những họa sĩ danh tiếng tham gia hỗ trợ màu, bút, giấy vẽ và trao các giải thưởng khác cho học sinh có thành tích trong học vẽ.
 
Sau hơn 20 năm đưa giáo dục nghệ thuật vào trường TH & THCS, chúng ta chưa thể tổng kết, đánh giá được đầy đủ những thành tựu và tồn tại của công việc này. Dẫu vậy, trong giai đoạn hiện nay, khối giáo viên dạy vẽ ở Huế vẫn rất đoàn kết, đồng tâm xây dựng cho được không gian trường học thân thiện, học sinh tích cực qua hoạt động mỹ thuật, bởi vì ai cũng hiểu dạy mỹ thuật là một trong những hoạt động sư phạm đặc thù có tác động lớn đến tình cảm, tri thức và tư duy thẩm mỹ của học sinh.
 
Phan Thanh Bình
Mở rộng cánh cửa mỹ thuật cho các em
 
Họa sĩ Lê Đức Hải
Họa sĩ Lê Đức Hải, Giám đốc trung tâm New Space Arts:
 
Bên cạnh việc xây dựng các chương trình, tạo một địa điểm triển lãm cho các nghệ sĩ, trung tâm New Space Arts còn chú trọng đến vấn đề phát triển mỹ thuật cho các em học sinh. Năm 2009, New Space Arts đã triển khai dự án mang tên Kết nối. Dự án thu hút sự tham gia của học sinh 9 trường trên toàn tỉnh. Mục đích của Kết nối là nhằm tạo sự liên kết giữa giáo viên mỹ thuật và các em học sinh. Tuy nhiên, các giáo viên lại không tham gia quá sâu vào dự án của các em. Tham gia vào dự án này, học sinh được dự các buổi triển lãm cũng như các buổi nói chuyện của các nghệ sĩ tên tuổi trên cả nước. Qua đó, các em sẽ gần gũi hơn với các loại hình nghệ thuật đồng thời, có ý thức, quan tâm hơn nữa đến sự sáng tạo.
 
Họa sĩ Đinh Khắc Thịnh
Họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Nguyễn Tri Phương:
 
Là một giáo viên dạy mỹ thuật, tôi muốn, tất cả các học sinh của mình trước khi tốt nghiệp THCS phải tham dự ít nhất một triển lãm. Tôi muốn động viên các em mạnh dạn đến với nghệ thuật salon cũng như làm quen với nghệ thuật cộng đồng.
 
Theo tôi được biết, hiện nay, ở các nước như Nhật, Mỹ… trong khi các trại sáng tác diễn ra, các họa sĩ đều phải gặp gỡ các học sinh cấp 2 để trình bày mục tiêu, dự án cụ thể, trong khi đó chúng ta đã tổ chức rất nhiều trại sáng tác nhưng lại để mất những cơ hội này. Điều này rất đáng tiếc, bởi đây là cơ hội để các em tiếp thu tinh hoa mỹ thuật quốc tế. Hiện nay, trong trường học, chúng tôi đang áp dụng chương trình dạy học cho tương lai của tập đoàn Intel. Các bài học bây giờ sẽ không thuần tuý về lý thuyết mà mang tính chất thực hành. Học sinh không chỉ nghe giảng mà phân chia nhóm theo đề tài để nghiên cứu thực tế, xuất bản tờ rơi, trình bày trước lớp… Giờ học mỹ thuật vì thế mà trở nên thân thiện hơn.
 
Tôi cũng đang xin nhà trường làm một vài chương trình mỹ thuật ngoại khóa, làm một số học phần bắt buộc học sinh tham gia ví dụ như: việc tham gia triển lãm, tham quan bảo tàng của học sinh sẽ được lấy làm cột điểm… Tuy nhiên, kế hoạch này của tôi gặp nhiều khó khăn về chương trình, qui định.
 
Tâm Vũ
 
 
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

TIN MỚI

Return to top