Thế giới

Mỹ-Trung nhất trí duy trì thỏa thuận tránh đụng độ trên biển

ClockThứ Sáu, 30/10/2015 10:13
TTH.VN - Trong cuộc họp trực tuyến ngày 29/10, giới chức quân sự cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã đạt được nhất trí duy trì các thỏa thuận hiệncó để tránh xảy ra đụng độ trên biển. Giới chức hai nước gặp nhau trong bối cảnh Bắc Kinh đang tức tối việc Mỹ điều tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Đô đốc Mỹ John Richardson (trái) và Đô đốc Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (Ảnh: SCMP)

Cuộc họp trực tuyến kéo dài hơn một giờ đồng hồ giữa Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, và người đồng cấp Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hai vị Tư lệnh Hải quân nhất trí giữ nguyên lịch trình về các chuyến thăm lẫn nhau của tàu hải quân hai nước vào tháng 11 và 12, cũng như chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức cấp cao Hải quân Mỹ trong thời gian tới.

“Sẽ không có điều gì nguy hiểm xảy ra. Không có kế hoạch nào bị hủy bỏ”, quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.

Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý duy trì đối thoại và tuân thủ các nghị định thư đã ký để tránh xung đột.

“Họ nhất trí về tầm quan trọng của việc hai bên tiếp tục tuân thủ các nghị định thư theo CUES (Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển) khi hải quân hai nước hoạt động gần nhau để giảm thiểu nguy cơ gây hiểu lầm và các hành vi khiêu khích có thể nảy sinh”, quan chức trên nói thêm.

Cuộc họp trực tuyến được tiến hành nhằm làm giảm căng thẳng sau khi Bắc Kinh chỉ trích Washington về việc điều tàu khu trục USS Lassen tên lửa dẫn đường đi vào vùng biển 12 hải lý quanh hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông hôm 27/10.

“Chúng tôi sẽ hối thúc phía Mỹ không tiếp tục lầm đường”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói. “Nhưng nếu họ tiếp tục, chúng tôi sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết phù hợp với nhu cầu”.

Đáp lại chỉ trích của Trung Quốc, người phát ngôn Hải quân Mỹ khẳng định Washington có quyền tự do hàng hải. Quyến này có nghĩa Mỹ sẽ “bảo vệ các quyền, quyền tự do và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và không phận cho các quốc gia theo luật quốc tế”.

Phía Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về kết quả cuộc thảo luận trực tuyến này.

Vũ Anh (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top