Thế giới

Mỹ: Tỷ phú Bezos dẫn đầu danh sách 50 mạnh thường quân năm 2020

ClockThứ Năm, 11/02/2021 08:09
TTH.VN - Giới siêu giàu đã tạo ra nhiều điều bác ái hơn bao giờ hết - trao tặng những món quà trị giá hàng triệu USD cho các cửa hàng thực phẩm, các trường cao đẳng, đại học cộng đồng và các tổ chức hỗ trợ người nghèo và người vô gia cư, theo bảng xếp hạng 50 người Mỹ làm từ thiện nhiều nhất vào năm 2020 của Chronicle of Philanthropy.

Tỷ phú Elon Musk chi 100 triệu USD cho các sáng kiến giảm thiểu carbon toàn cầuTỷ phú Mỹ Bloomberg được tái chỉ định làm Đặc phái viên LHQ về vấn đề khí hậuCác tỷ phú Trung Quốc đạt lợi nhuận kỷ lục hơn 1,5 nghìn tỷ USDTỷ phú Jeff Bezos phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ du lịchThái Lan: COVID-19 làm Chiang Mai thiệt hại 100 tỷ baht doanh thu du lịch

Quyên góp 10,1 tỷ USD, tỷ phú Bezos đứng đầu danh sách mạnh thường quân của nước Mỹ năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Một nguyên nhân khác khiến các tỷ phú hảo tâm chú ý: Biến đổi khí hậu. Jeff Bezos đứng đầu danh sách khi quyên góp 10 tỷ USD để khởi động Quỹ Trái đất Bezos. Ông cũng để dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động từ thiện và các dự án khác, trong đó có việc đóng góp 100 triệu USD cho Feeding America, tổ chức lập ra hơn 200 ngân hàng thực phẩm.

Vị trí thứ 2 trong danh sách là vợ cũ của Bezos - MacKenzie Scott, người đã hỗ trợ 5,7 tỷ USD vào năm 2020, với nhiều chương trình trị giá hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu USD cho các ngân hàng thực phẩm, tổ chức nhân đạo và các tổ chức đấu tranh vì sự công bằng chủng tộc.

Một nhà tài trợ khác đã đóng góp lớn cho các chương trình chống đại dịch COVID-19 và nỗ lực vì công bằng chủng tộc là Jack Dorsey - đồng sáng lập Twitter, xếp thứ 5 trong danh sách. Ông đã hỗ trợ 1,1 tỷ USD vào một quỹ phân phối ít nhất 330 triệu USD cho hơn 100 tổ chức phi lợi nhuận.

Nhà tài phiệt Charles Schwab và phu nhân, bà Helen Schwab (đứng thứ 24), đã quyên góp 65 triệu USD để giải quyết tình trạng vô gia cư ở San Francisco. Đồng sáng lập Netflix - Reed Hastings và vợ - Patty Quillin (đứng thứ 14), đã hỗ trợ 120 triệu USD cho sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng cộng đồng lâu đời. Michael Jordan, cầu thủ bóng rổ vĩ đại (đứng thứ 31), đã cam kết 50 triệu USD cho các nhóm hoạt động vì công bằng xã hội và chủng tộc.

Melissa Berman, chủ tịch của Rockefeller Philanthropy Advisors và là chuyên gia tư vấn cho các mạnh thường quân, cho biết: “Tôi không nghĩ rằng cách tiếp cận này chỉ là khoảnh khắc 12 tháng bắt đầu với Covid và tiếp tục theo sau George Floyd và sẽ kết thúc”. “Đã có một sự thay đổi đối với các nhà tài trợ tư nhân.”

Năm 2020, 50 nhà tài trợ lớn nhất đã đóng góp 24,7 tỷ USD, cao hơn hẳn so với 15,8 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên, họ chỉ là một phần nhỏ của tầng lớp tỷ phú. Chỉ có 23 người trong damh sách 400 tỷ phú của tạp chí Forbes đủ tiêu chuẩn để lọt vào danh sách mạnh thường quân này. Vẫn có nhiều khoản quyên góp trị giá hàng triệu USD đến từ những người ít giàu có hơn, như Gordon Rausser, cựu trưởng khoa tài nguyên thiên nhiên tại Đại học California ở Berkeley.

Bảng xếp hạng của Chronicle dựa trên tổng số tiền mà các nhà từ thiện trao tặng vào năm 2020. Thông tin dựa trên các nghiên cứu sâu rộng với các nhà tài trợ, những người thụ hưởng của họ và hồ sơ công khai.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top