Mỹ - Úc hợp tác, đối đầu Trung Quốc về vấn đề Biển Đông
TTH.VN - Theo tin từ Reuters, giữa lúc căng thẳng đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông, các quan chức Mỹ ngày hôm qua (13/10) có cuộc họp với các đối tác Australia nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực.
Tuần trước, có thông tin rằng Mỹ đang lên kế hoạch gửi tàu chiến vào khu vực 12 hải lý
xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa. Đương nhiên, thông tin này đã nhận được sự lên án từ phía Bắc Kinh.
![]() |
Mỹ có kế hoạch gửi tàu chiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Getty Image. |
"Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào, và chịu trách nhiệm về sự hòa bình và ổn định trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, bất chấp sự lên án đó, Hoa Kỳ dường như đã tiến hành các bước tiếp theo. Ngày hôm qua (13/10), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter gặp gỡ với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng Marise Payne ở Boston (Mỹ) trong một cuộc đàm phán thường xuyên giữa hai nước.
Phát biểu sau cuộc họp, hai đồng minh lâu đời nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng và bày tỏ "mối quan ngại" về việc xây dựng của Bắc Kinh ở các quần đảo tranh chấp.
Một tuyên bố chung nói rằng, họ "bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về các hoạt động cải tạo đất và việc xây dựng trong khu vực Biển Đông của Trung Quốc gần đây". Tuyên bố kêu gọi "tất cả các quốc gia có tranh chấp phải ngừng việc khai hoang đất đai, xây dựng, và quân sự hoá trong khu vực".
Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với Reuters, "chúng tôi hợp tác với Úc trong khu vực nhất định của Biển Đông. Và chúng tôi đang tìm cách mở rộng các cơ hội để chúng tôi có thể hoạt động cùng nhau".
Theo vị quan chức này, một quyết định chính thức thông qua các cuộc tuần tra vẫn chưa được đưa ra.
"Bạn biết đấy, thực hiện thách thức 12 hải lý là một trong một loạt các chọn lựa mà chúng tôi đang xem xét, nhưng tôi không thể khẳng định sẽ tiến hành trong hiện tại hay tương lai", ông cho biết, và nói thêm rằng, "chúng tôi đang chờ đợi một quyết định liên ngành bao gồm từ phía Nhà Trắng."
Tuy nhiên, ý kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter ngày hôm qua cho thấy, Hoa Kỳ vẫn giữ vững ý định tiến hành tuần tra trong khu vực.
"Không sai phạm, Mỹ sẽ bay, dong buồm và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới, và Biển Đông sẽ không thể là một ngoại lệ", ông nói trong một cuộc họp báo.
Khi được hỏi cụ thể về các cuộc tuần tra ở đảo Trường Sa, ông Carter cho biết "sẽ thực hiện điều đó vào thời gian và địa điểm mà chúng tôi chọn lựa".
Một số nhà phân tích Washington tin rằng trên thực tế, quyết định đã được đưa ra, và các cuộc tuần tra có thể bắt đầu ngay trong tuần này hoặc tuần tới.
Với gần 5.000 tỷ USD thương mại đi qua hệ thống đường thủy này mỗi năm, Biển Đông là một vùng đang có tranh chấp lớn. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này, chồng lấn với các tuyên bố của Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Philippines.
Hoa Kỳ cho biết, theo luật pháp quốc tế, việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên các rạn san hô ngập nước trước đây không cho phép một quốc gia tuyên bố giới hạn lãnh thổ; đồng thời cũng cho rằng, rất quan trọng để duy trì tự do hàng hải trong một vùng biển có tiềm năng thương mại lớn như Biển Đông.
Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & Sputnik)
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021 (19/04)
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017 (19/04)
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae (19/04)
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh (19/04)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
-
Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi”