Thế giới

Na Uy tiếp nhận 8.000 người tị nạn Syria đến năm 2017

ClockThứ Năm, 11/06/2015 07:24
TTH.VN - Na Uy đồng ý tiếp nhận 8.000 người tị nạn Syria đến cuối năm 2017, theo một thỏa thuận đạt được hôm 10/6 của các đảng chính trị nước này, nhằm đáp ứng chỉ tiêu tiếp nhận người tị nạn của Cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).

Chính phủ Na Uy đang lên kế hoạch chào đón 2.000 người Syria trong năm nay, nhiều hơn 500 người so với kế hoạch trước đó, tiếp theo là 3.000 người/năm vào năm 2016 và 2017.

Người tị nạn từ Syria ngày 10/6 - Ảnh: AFP

Thỏa hiệp được đưa ra sau các cuộc thảo luận kéo dài giữa chính phủ cánh hữu dân tộc thiểu số, phản đối tiếp nhận thêm người tị nạn, với đảng Trung tâm và đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả, muốn chấp nhận 10.000 người trong vòng 2 năm.

Theo thỏa thuận, các gói hỗ trợ tài chính sẽ được phân phối đến nhiều vùng của đất nước để khuyến khích họ cung cấp nơi cư trú cho những người chạy trốn khỏi cuộc nội chiến kéo dài 4 năm ở Syria.

"Đây là một định hướng quan trọng và đúng đắn", Cơ quan viện trợ của Hội đồng tị nạn Na Uy (NRC) cho biết.

"NRC kêu gọi các nước châu Âu khác cùng làm theo. Các nước châu Âu đã làm quá ít để đáp ứng với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất kể từ Thế chiến II", cơ quan này nói thêm.

UNHCR xác nhận gần 4 triệu người Syria đã tị nạn sang các nước láng giềng kể từ cuộc xung đột nổ ra vào năm 2011.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & CNN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top