Năm 2015: mối đe doạ khủng bố tràn lan toàn cầu
TTH - Từ các cuộc tấn công chết người ở Paris, Pháp đến vụ nổ súng tại San Bernardino, Mỹ vừa qua, thế giới trong năm 2015 cho thấy rất dễ tổn thương trước những vụ khủng bố gây ra bởi các chiến binh thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong 12 tháng qua, tổ chức này đã bắt rễ ở Iraq và trong sự hỗn loạn của cuộc chiến Syria đã chuyển trọng tâm từ việc đánh chiếm lãnh thổ sang tấn công vào “những kẻ thù xa xôi”.
Nỗi lo khủng bố lan đi toàn cầu trong năm 2015. Ảnh: Liban8
“IS đã lan đi toàn cầu”, Richard Barrett - một cựu lãnh đạo các hoạt động chống khủng bố toàn cầu của Anh khẳng định, và nói rằng, các chính trị gia nhận thấy vấn nạn IS “thực sự rất khó khăn để đối phó”. “Công chúng đang sợ hãi, và đó chính là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố... Nhưng lúc này, làm rối lên và gửi thêm máy bay ném bom đến Syria và Iraq không giải quyết được vấn đề, thậm chí còn làm cho tình hình tồi tệ hơn”, ông nhận định.
12 tháng qua cũng cho thấy, lực lượng an ninh tại các quốc gia mục tiêu đang gặp nhiều khó khăn, mặc dù các nguồn lực đã được tăng cường. “Mọi cơ quan an ninh châu Âu mà tôi nói tới trong năm nay đã tê liệt trước vấn nạn chiến binh nước ngoài, và hầu như không có giải pháp cho thực trạng này,” ông Bruce Riedel – cựu chuyên gia CIA, đang làm việc cho Viện Brookings ở Washington cho biết.
Hàng trăm công dân châu Âu gia nhập IS ở Syria và Iraq mỗi tháng, và một số kẻ sau đó trở về quê nhà với tư tưởng cực đoan, sau khi trải qua khoảng thời gian trên chiến trường.
Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & Asiaone)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19 (16/05)
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau (16/05)
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi (16/05)
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc (16/05)
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi (15/05)
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á (15/05)
-
Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
- IATA kỳ vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học
- Thái Lan là điểm đến du lịch hấp dẫn thứ 4 thế giới hậu COVID-19
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- Nhiều biến thể phụ của Omicron có đồng nghĩa virus đang ngày càng đột biến?
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ
- ASEAN vẫn là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc