ClockThứ Năm, 14/12/2017 08:43

Năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ

Hiện dự thảo đã được trình Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1/2018.

Đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất, chế biến nông sản hữu cơHào hứng với lúa hữu cơ

“Năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ”. Đó  là thông tin được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ với các cơ quan báo chí tại cuộc họp diễn ra chiều 13/12 tại Hà Nội.  

Diễn ra trong 2 ngày từ 15-16/12, đây là lần đầu tiên “Diễn đàn quốc tế nông nghiệp hữu cơ” được tổ chức tại Việt Nam. Dự kiến, sẽ có 400 đại biểu trong nước và quốc tế là các chuyên gia, hiệp hội ngành hàng và 27 tổ chức quốc tế, đại sứ quán của các nước tại Việt Nam tham dự Diễn đàn. Sự kiện được kỳ vọng là cơ hội để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về những định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ thời gian tới ở Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng xong dự thảo "Nghị định về quản lý nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ”. Hiện dự thảo đã được trình lên Bộ Tư pháp để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành cuối tháng 12 năm nay hoặc đầu tháng 1/2018.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, năm 2018 sẽ có Nghị định về nông nghiệp hữu cơ

Ngay sau khi Nghị định được ban hành, Bộ sẽ xây dựng “Đề án về nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam”. Đây sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, cung cấp sản phẩm thực phẩm hữu cơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, cũng như để cơ quan quản lý kiểm soát có hiệu quả tình trạng “loạn” thực phẩm nông nghiệp hữu cơ như thời gian qua.

Hơn thế, đó còn là cơ sở quan trọng để nhận biết và tạo niềm tin trong người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm hữu cơ thực sự, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư tham gia thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.

Trong Dự thảo Nghị định có nội dung là tổ chức chứng nhận, dán nhãn, công bố tiêu chuẩn cụ thể, đồng thời có quy định về dán nhãn, giám sát, kiểm tra và chính sách khuyến khích nông nghiệp hữu cơ. Điều mong muốn của ban dự thảo là khi công bố, dán nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thì đây là cơ sở để doanh nghiệp và các cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ khẳng định sản phẩm chất lượng.

“Về tổ chức chứng nhận, sau Diễn đàn, Bộ sẽ gặp gỡ các tổ chức chứng nhận uy tín của quốc tế để xây dựng giải pháp để trình Chính phủ. Quan điểm của Bộ là chỉ quản lý về lĩnh vực hành chính và chuyên môn, còn về chứng nhận sản phẩm là giao cho các doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm", Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện cả nước có khoảng 70.000 ha diện tích sản xuất nông sản theo xu hướng hữu cơ như Viet Gap, Global Gap với khoảng 60 Tập đoàn, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên, ngoại trừ một số tập đoàn lớn như TH, Vinamilk..., có chứng nhận từ các tổ chức quốc tế, còn lại hầu hết là “tự phong”. Đây được coi là “điểm nghẽn” trong việc thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ hiện nay tại Việt Nam.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương

Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua 9 luật và 11 nghị quyết, quy định những nội dung rất quan trọng. Để gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả thì việc đưa luật vào cuộc sống đóng vai trò quan trọng. Xung quanh vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu.

Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Return to top