ClockThứ Hai, 14/01/2019 09:23

Năm 2018, tỷ lệ thuốc kém chất lượng chiếm khoảng 1,6%

Bộ Y tế cho biết, theo số liệu sơ bộ năm 2018, tỷ lệ thuốc kém chất lượng chiếm khoảng 1,6%, giảm so với các năm trước đây.

Ảnh minh họa

Năm 2018, Bộ Y tế đã thực hiện việc kiểm tra 100% lô thuốc nhập khẩu của các cơ sở sản xuất thuộc danh mục các nhà sản xuất thuốc nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng theo quy định của Luật Dược và Thông tư số 11/2018/TT-BYT, bảo đảm chỉ được đưa ra lưu thông, phân phối các lô thuốc đã có kết quả kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Bộ Y tế cũng đã triển khai quy định tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP về việc đánh giá 100% hồ sơ nhà máy sản xuất thuốc nước ngoài khi đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, tăng cường kiểm tra thực tế tại cơ sở để bảo đảm chất lượng thuốc cung cấp vào thị trường.

Về công tác hậu kiểm, bên cạnh việc định kỳ đánh giá việc duy trì đáp ứng tiêu chuẩn Thực hành tốt của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, phân phối thuốc, các cơ quan quản lý dược, trên cơ sở đánh giá nguy cơ, tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện các cơ sở không bảo đảm duy trì đáp ứng tiêu chuẩn GPs.

Hệ thống kiểm nghiệm thuốc cả nước tiếp tục được đầu tư bổ sung nhân lực, trang thiết bị kiểm nghiệm… nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành. Theo số liệu thống kê ban đầu, năm 2018, hệ thống đã lấy hơn 32 nghìn mẫu để kiểm tra chất lượng.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, nhờ việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm cũng như áp dụng những biện pháp cứng rắn và có hiệu quả, chất lượng thuốc được duy trì và bảo đảm, được đánh giá là ở mức độ thấp khi so sánh với kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được công bố tháng 11-2017.

“Tính trên số mẫu thuốc lấy để kiểm tra chất lượng, tỷ lệ thuốc kém chất lượng của Việt Nam chiếm khoảng 2% và có xu hướng giảm, từ năm 2013 đến 2017 lần lượt là: 2,54%, 2,38%, 2%, 1,98% và 1,59%. Theo số liệu sơ bộ năm 2018, tỷ lệ thuốc kém chất lượng chiếm khoảng 1,6%”, Bộ trưởng cho hay.

Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc giả khoảng dưới 0,1% từ năm 2012 đến nay. Số lượng thuốc kém chất lượng phát hiện qua hoạt động tiền kiểm một số năm như sau: năm 2014 phát hiện 70 lô không đạt chất lượng, năm 2015 phát hiện sáu lô, năm 2016 chỉ phát hiện hai lô, năm 2017 phát hiện một lô. Năm 2018, các lô thuốc tiền kiểm đều đạt chất lượng trong 2.100 lô thuốc của 42 cơ sở sản xuất nước ngoài.

Theo Nhân dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6%

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6
Vốn đầu tư công thực hiện trong 7 tháng vẫn tăng 5,6%

Tổng cục Thống kê cho biết, do dịch COVID-19 bùng phát mạnh nên trong tháng 7, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nhưng tính chung cả 7 tháng năm 2021, vốn đầu tư công thực hiện vẫn tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư công thực hiện trong 7 tháng vẫn tăng 5,6
Cả nước sẽ 'dư thừa' khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026

Ngày 13/11, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Trà Vinh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Trà Vinh tổ chức tọa đàm chia sẻ thông tin về mất cân bằng giới tính khi sinh cho gần 200 phụ nữ, cộng tác viên dân số trong tỉnh.

Cả nước sẽ dư thừa khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026
Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 6 trường hợp tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018
Xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản chính trong 4 tháng giảm 5,6%

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản tháng 4/2019 đạt 3,5 tỷ USD; trong đó, nông sản chính ước đạt 1,5 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 875 triệu USD, thuỷ sản ước đạt 694 triệu USD, sản phẩm chăn nuôi ước đạt 46 triệu USD.

Xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản chính trong 4 tháng giảm 5,6
Return to top