ClockThứ Sáu, 14/01/2022 15:00

Năm 2022, cả nước đặt mục tiêu vận động hiến 1,5 triệu đơn vị máu

Năm 2021, toàn quốc vận động và tiếp nhận được hơn 1,3 triệu đơn vị máu (quy đổi sang đơn vị máu có thể tích 250ml là gần 1,6 triệu đơn vị), cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị.

Hương Thủy: Khởi động phong trào hiến máu tình nguyện năm 2022Top 3 mẫu nhà cấp 4 mái Thái đẹp hiện đạiTest nhanh đường mũi có thể không phát hiện sớm biến thể OmicronThêm 330 ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2

Hiến máu nhân đạo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Năm 2022, toàn quốc phấn đấu vận động, tiếp nhận 1,5 triệu đơn vị máu, tương đương 1,5% dân số hiến máu; trong đó, 99% là hiến máu tình nguyện, hiến máu nhắc lại đạt trên 50%, đơn vị máu tiếp nhận có thể tích trên 250ml đạt trên 60%.

Thông tin trên do Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác vận động hiến máu tình nguyện năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 diễn ra ngày 14/1.

Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu nêu trên, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa đề nghị hội chữ thập đỏ, ban Chỉ đạo các cấp chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động hiến máu tình nguyện để phong trào phát triển bền vững.

Các đơn vị chức năng chủ động lập kế hoạch và giao chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện sát với nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng vùng, đơn vị; đổi mới công tác truyền thông để thích ứng với tình hình dịch bệnh, công nghệ 4.0 và ngày càng nhiều người dân sử dụng điện thoại thông minh.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về lợi ích của hiến máu tình nguyện và an toàn truyền máu; đảm bảo hiến máu an toàn, phòng, chống dịch bệnh; quan tâm phát triển mở rộng đối tượng hiến máu tình nguyện..., đảm bảo cung cấp đủ máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân.

Năm 2021, toàn quốc vận động và tiếp nhận được hơn 1,3 triệu đơn vị máu (quy đổi sang đơn vị máu có thể tích 250ml là gần 1,6 triệu đơn vị), cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh.

Tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%; dân số hiến máu gần 1,4%, số người hiến máu nhắc lại đạt 55%; người hiến máu có thể tích từ 350 ml trở lên đạt gần 56%.

Tiến sỹ Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện cho biết, năm 2021, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên diện rộng tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, gây ảnh hưởng lớn đến việc vận động, tiếp nhận máu.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân, toàn quốc đã vận động, tiếp nhận hơn 1,3 triệu đơn vị máu, tương đương với gần 1,6 triệu đơn vị máu quy đổi.

Số đơn vị máu tiếp nhận có thể tích trên 250ml tăng đáng kể, đạt gần 60% tổng số đơn vị máu. Lượng máu tiếp nhận trong năm đã góp phần cứu chữa cho hàng vạn người bệnh cần truyền máu, nhất là trong thời điểm bùng phát dịch COVID-19 tại cộng đồng.

Năm 2021, công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện được đẩy mạnh sâu rộng thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông; lồng ghép truyền thông về hướng dẫn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh, qua đó, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nâng cao rõ rệt nhận thức, quan niệm của người dân về hiến máu tình nguyện; tạo ý thức trách nhiệm, tự giác và chủ động của người dân trong việc tham gia hiến máu.

Những người tham gia hiến máu tình nguyện được mở rộng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động, các tăng, ni, phật tử, chức sắc tôn giáo. Nhiều đơn vị vận động đã xét nghiệm miễn phí COVID-19 cho người tham gia hiến máu tại khu vực có nguy cơ cao.

Ban Chỉ đạo các cấp đã tổ chức gần 10.000 cuộc tuyên truyền, vận động về hiến máu tình nguyện với trên 1,5 triệu lượt người tham dự. Trong đó, đã điều phối, hỗ trợ, “chi viện” gần 20.000 đơn vị máu cho các tỉnh,thành phố phía Nam.

Nhiều chiến dịch truyền thông và sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức sáng tạo, thành công như chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết, Lễ hội Xuân hồng đã vận động và tiếp nhận gần 300.000 đơn vị máu; chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” và “Hành trình đỏ” vận động và tiếp nhận gần 388.000 đơn vị máu cùng nhiều sự kiện hiến máu lớn khác như Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện (7/4); Ngày Quốc tế Người hiến máu (14/6).

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước

Với suy nghĩ “Cây quý phải đứng trong chậu đẹp”, Hoàng Công Toàn (SN 1992, trú thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) - một thanh niên sau khi tốt nghiệp ngành mỹ thuật và nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực cây cảnh nghệ thuật đã quyết tâm lập nghiệp bằng dự án “Chậu Huế đắp tay thủ công”.

Người thanh niên đưa “Chậu Huế đắp tay” vươn tầm cả nước
Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với các phương thức truyền thông, vận động của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để trao sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm
Vai trò đoàn thể trong vận động người tham gia bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện và bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tích cực vào cuộc, cùng chung tay tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình.

Vai trò đoàn thể trong vận động người tham gia bảo hiểm
Vận động, giúp dân làm giàu

Ông Hoàng Công Phu, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) được HND tỉnh đánh giá cao về tinh thần, vai trò, trách nhiệm trong công tác vận động nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi.

Vận động, giúp dân làm giàu
Người có uy tín phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống KT-XH vùng ĐBDTTS Thừa Thiên Huế có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, có sự đóng góp tích cực của đội ngũ người có uy tín (NCUT) trong ĐBDTTS.

Người có uy tín phát huy vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân
Return to top