ClockThứ Tư, 15/03/2023 14:59

Nắm bắt cơ hội để phát triển

Phát triển sản phẩm truyền thống địa phươngKhảo sát, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

leftcenterrightdel
Tăng tốc thi công cầu Thuận An 

Hiện nay, trong xu thế kết nối kinh tế các vùng, miền thì kết cấu hạ tầng giao thông đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của các địa phương. Giao thông thuận tiện không chỉ giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi giữa các địa phương trong khu vực, mà còn tạo ra hành lang vận tải, tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các địa phương trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.

Thấy được tầm quan trọng của đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đối với phát triển kinh tế ở địa phương và khu vực miền Trung, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông. Đây được xem là "trục" trọng tâm với yêu cầu đảm bảo kết nối Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thành lân cận và hai đầu đất nước qua hệ thống giao thông đường bộ.

Hàng loạt dự án (DA) trọng điểm quốc gia, địa phương đã, đang được triển khai tại Thừa Thiên Huế, như cao tốc Cam Lộ - La Sơn; cao tốc La Sơn - Túy Loan; DA Nhà khách T2, cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài đảm bảo hút hút 5 triệu lượt khách/năm; đường ven biển và cầu Thuận An; đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, các bến 2, 3, 4 cảng nước sâu Chân Mây... Đồng thời, nhiều DA chuẩn bị triển khai như, đường Tố Hữu nối dài từ trung tâm TP. Huế đến cảng HKQT Phú Bài; đường Vành đai 3 kết nối phía tây TP. Huế với các huyện, thị lân cận; bến 5, 6 cảng Chân Mây... Qua đây cho thấy, tốc độ đầu tư, xây dựng các DA hạ tầng giao thông có quy mô lớn kết nối vùng, quốc gia và quốc tế đã được lãnh đạo Trung ương, địa phương quan tâm, chú trọng đến vùng đất Cố đô Huế.

Tại TP. Huế mấy năm gần đây, hàng chục DA liên quan đến hạ tầng giao thông, trong đó dấu ấn rõ nét nhất là việc chỉnh trang hệ thống đường sá, vỉa hè và đôi bờ khu vực bắc - nam sông Hương; đã và đang triển khai nhiều tuyến giao thông huyết mạch kết nối liên vùng từ trung tâm TP. Huế đến các địa phương, như Phú Mỹ - Thuận An; đường Tây phá Tam Giang; đường chợ Mai - Tân Mỹ... hứa hẹn mang đến sự đổi thay rất lớn đối với bộ mặt đô thị Huế loại I  hiện đã mở rộng gần gấp bốn lần so với hơn hai năm trước trong tương lai.

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông "đi trước một bước" là thay đổi quan trọng trong tư duy phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế, khi nhận thức được sự đòi hỏi bức thiết của thực tiễn và các ý kiến góp ý của những người yêu Huế trong và ngoài địa phương.

Chính nhận thức tư duy thay đổi trong thời điểm hiện nay, vừa tháo gỡ các điểm tắc nghẽn giao thông, vừa tạo điều kiện bứt phá nhanh trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ của tỉnh cũng như sự kết nối với các địa phương trong cả nước.

Từ thực tế và trên các bàn nghị sự, lãnh đạo Trung ương và địa phương đã quyết tâm dành nhiều ưu tiên cho việc đầu tư nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng giao thông, tạo "bước đi" đột phá. Khi kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ tạo lập được cơ cấu vận tải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và chuyên nghiệp..., từ đây sẽ tạo được "đòn bẩy", tạo được lợi thế cạnh tranh rất lớn trong phát triển về mọi mặt, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến, là trung tâm kinh tế - xã hội ở khu vực miền Trung, một thành phố di sản văn hóa, du lịch xanh, sạch, đẹp trong mắt của con người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Để sớm đạt được mục tiêu này, ngoài phát huy những tiềm năng, nội lực, Thừa Thiên Huế đang cần sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương và sự chung tay, góp sức của mỗi người dân địa phương trong sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Return to top