ClockThứ Tư, 03/11/2021 17:51

Nắm chắc cung, cầu nguồn nhân lực trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

TTH.VN - Chiều 3/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ có buổi làm việc với một số công ty, doanh nghiệp tiềm năng về triển khai Nghị quyết chuyển đổi số và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi sốChuyển đổi số trong doanh nghiệp: Thay đổi nhỏ, lợi ích lớnHỗ trợ theo nhu cầu của doanh nghiệp

Cùng làm việc có đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh; Trường đại học Khoa học - Đại học Huế; Trường đại học Dân lập Phú Xuân.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ hoan nghênh tinh thần hợp tác của các công ty, doanh nghiệp

Buổi làm việc nhằm lắng nghe ý kiến của các công ty, doanh nghiệp để Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh đề ra các giải pháp triển khai Nghị quyết chuyển đổi số và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Câu hỏi đặt ra là, các công ty, doanh nghiệp cần gì ở các sở, ban, ngành và Trường đại học Khoa học - Đại học Huế và ngược lại.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực thiếu và yếu, khó đáp ứng yêu cầu ngay nên công ty, doanh nghiệp không lựa chọn Thừa Thiên Huế để đầu tư. Vì vậy, các trường đại học thuộc Đại Học Huế cần quan tâm tổ chức đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty, doanh nghiệp; nâng cao tính thực tiễn và kỹ năng làm việc về chuyển đổi số, công nghiệp công nghệ thông tin.  

Ý kiến khác đề xuất, các đơn vị, doanh nghiệp cũng cần phải chủ động hợp tác với các trường để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đưa sinh viên tham gia các dự án của công ty, doanh nghiệp. Các đơn vị, doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào tỉnh, nhưng cần phải có cơ sở hạ tầng tập trung được đầu tư một cách bài bản; quản lý nhân sự về văn hóa và du lịch. Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực liên quan đến chuyển đổi số và công nghiệp công nghệ thông tin còn hạn chế.     

Trên cơ sở ý kiến của công ty, doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và Trường đại học Khoa học - Đại học Huế đã giải đáp, làm rõ hơn các vấn đề. Đồng thời khẳng định, tăng cường sự hợp tác hơn nữa trong thời gian tới để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay, với mục tiêu cao nhất là không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi số và công nghiệp công nghệ thông tin.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thừa nhận, vẫn còn những bất cập trong quản lý, hướng nghiệp; chưa có những doanh nghiệp mạnh để giữ chân sinh viên, lao động làm việc tại tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đề nghị, cần nâng cao hơn nữa vai trò của Sở Thông tin và Truyền thông để đạt được mục tiêu đề ra; phải có bộ phận theo dõi định hướng, phát triển nguồn nhân lực; đã có mục tiêu, chiến lược, cần phải bám các giải pháp để thực hiện; nắm chắc cung ứng cung, cầu về nguồn nhân lực; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của đơn vị, doanh nghiệp; định hướng để doanh nghiệp phát triển.

"Những cơ sở đào tạo cần phải đủ sức đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin; tổ chức thí điểm đào tạo đặt hàng của đơn vị, doanh nghiệp; quan tâm vấn đề cơ chế và thay đổi tư duy để tổ chức thực hiện. Tăng cường sự phối hợp với các công ty, doanh nghiệp trong công tác đào tạo; định hướng học sinh vào học các chuyên ngành công nghệ thông tin", Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định.

    Tin, ảnh: Anh Phong        

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

TIN MỚI

Return to top