ClockThứ Ba, 18/02/2014 05:58

Nam Đông phát triển nông nghiệp toàn diện

TTH - Phát triển nông nghiệp toàn diện, từng bước nâng cao hiệu quả, bền vững là mục tiêu đối với huyện Nam Đông.

Hạn chế...

Mô hình chăn nuôi lợn sạch ở Thượng Nhật (huyện Nam Đông) cần nhân rộng

Ngoài các loại cây trồng, vật nuôi trên, huyện Nam Đông từng bước nhân rộng đàn ong và các vật nuôi đã qua thử nghiệm, thích nghi trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu năm 2014 tăng số hộ nuôi ong từ 50-60 hộ, qui mô từ 30-50 đàn/hộ, tăng lên 2.000 đàn; duy trì ổn định diện tích nuôi cá nước ngọt, chỉ đạo thu hoạch và thả nuôi trong vụ đông xuân nhằm thu hoạch trước mùa mưa bão. Phát triển nuôi cá lồng ở các vùng có điều kiện, như hồ Tà Rinh, hồ Ka Tư, hồ Tả Trạch; đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản sông suối...

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nam Đông Phạm Tấn Son mạnh dạn nêu ra những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của huyện thời gian qua. Sản lượng lương thực năm 2013 không đạt kế hoạch, do đầu tư thâm canh chưa đúng mức, nhiều diện tích cây trồng thiếu phân bón, đó chưa nói là người dân không bón phân. Hệ thống chính trị cơ sở thiếu quan tâm trong công tác vận động, chỉ đạo nông dân sản xuất theo phương châm “bắt tay chỉ việc”. Thời tiết diễn biến phức tạp, không đủ nước gieo cấy ngay từ đầu vụ, nhiều diện tích không chủ động nước tưới trong quá trình sản xuất, nhất là thời điểm nắng hạn. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận còn thấp nên năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 chỉ đạt 4.082 tấn, thấp hơn 45 tấn so với năm trước và 168 tấn so với kế hoạch.

Chăn nuôi được xác định là lợi thế của huyện nhưng tốc độ phát triển vẫn chậm. Qui mô chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ, số trang trại, gia trại rất khiêm tốn. Toàn huyện chỉ có duy nhất một trang trại nuôi lợn nái và lợn thịt ngoại với quy mô trên 100 con/lứa và hơn 50 hộ chăn nuôi quy mô từ 20-50 con. Các hộ chăn nuôi còn chủ quan với dịch bệnh, công tác tiêm vắc xin còn yếu nên nguy cơ xảy ra dịch rất cao.
 
Giá trị bình quân kinh tế vườn còn thấp, chỉ khoảng 26 triệu đồng/ha. Thu nhập cũng không đồng đều giữa các địa phương, các vùng do nhiều diện tích cây trồng lâu năm đã lão hoá, sâu bệnh gây hại trên diện rộng, thiếu đầu tư bảo vệ thực vật. Một bộ phận nông dân thiếu quan tâm đầu tư phân bón, năng lực thâm canh còn yếu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước chưa được xoá bỏ. Nhiều diện tích cây cao su sinh trưởng kém do không bón phân hoặc bón rất ít. Tình trạng khai thác cao su non, không đúng kỹ thuật vẫn còn xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng vườn cao su. Nhiều hộ còn chủ quan, không chủ động tỉa cành, tạo tán cho cao su nên nhiều nguy cơ thiệt hại do gió bão.
 
Hệ thống thuỷ nông một số xã chưa được đầu tư thỏa đáng, nhiều công trình ngày càng xuống cấp trầm trọng không đảm bảo năng lực tưới tiêu. Nhiều vùng sản xuất tập trung chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng, như đường giao thông gây ảnh hưởng rất lớn trong công tác vận chuyển, tiêu thụ nông lâm sản. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại một số xã còn yếu, thiếu chủ động, lúng túng, hoặc hoàn toàn ỷ lại lực lượng chỉ đạo của huyện. Phong trào thi đua sản xuất giỏi ở cơ sở còn yếu, nội dung thiếu thực tiễn, chưa phong phú và chưa được tổ chức thường xuyên. Công tác tuyên truyền, vận động sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm tuy có cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.
 
Phát triển nông nghiệp toàn diện
 
Mục tiêu của huyện Nam Đông trong năm 2014 và lâu dài là phát triển nông nghiệp toàn diện, từng bước nâng cao hiệu quả và bền vững. Phấn đấu hằng năm, toàn huyện đưa giống lúa xác nhận (cấp 1) vào gieo cấy đạt trên 90%. Các loại hoa màu được mở rộng diện tích, chủ yếu cây trồng có giá trị kinh tế cao, như mía, ớt cao sản, bí đỏ, mướp đắng, bí đao. Chuyển đổi các loại cây thu nhập thấp sang trồng cây sầu riêng, cam Sài Gòn, cam Valencia, chanh ghép, mít nghệ ghép, tre lấy măng, dứa... Phấn đấu trong năm 2014, bình quân mỗi ha vườn đạt gần 30 triệu đồng. Các địa phương tập trung hướng dẫn bà con chăm sóc cây cao su, tăng cường thâm canh, kỹ thuật khai thác nhằm nâng cao chất lượng, tuổi thọ vườn cao su. Phấn đấu diện tích cây cao su đưa vào khai thác trong năm 2014 là 2.100 ha, sản lượng mủ đạt 7.000 tấn; chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, nâng tổng đàn bò lên 2.450 con, trâu 1.600 con, lợn 12.000 con và đàn gia cầm 120 ngàn con...
 
Ông Phạm Tấn Son chia sẻ, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức người dân trong sản xuất, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại. Phong trào thi đua sản xuất giỏi, nhất là ở các xã định canh định cư được tăng cường, gắn với việc đưa nội dung sản xuất giỏi vào bình xét công nhận gia đình văn hoá nhằm phát huy năng lực sản xuất. Đội ngũ khuyến nông được nâng cao năng lực, tăng cường về các xã, bám địa bàn để nắm bắt tình hình sản xuất, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Lực lượng này còn có nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển giao các kỹ thuật hạn chế rũi ro thiên tai, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn nông dân các biện pháp hạn chế đỗ gãy cao su bằng biện pháp tỉa cành, tạo tán, sử dụng máng che mưa cho cây cao su đang khai thác. 
 
UBND huyện Nam Đông thực hiện các biện pháp phát huy vai trò của doanh nghiệp và khuyến khích hình thành tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Các cơ quan chức năng làm cầu nối liên kết doanh nghiệp với hộ nông dân, làm tốt công tác cung ứng giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu bình quân mỗi xã xây dựng 1-2 tổ hợp tác, chú trọng các tổ có điều kiện, như tổ hợp tác nuôi ong, sản xuất giống cây trồng và quản lý rừng tự nhiên. Huyện tiếp tục đầu tư hệ thống đường giao thông đến các vùng sản xuất, tạo thuận lợi trong sản xuất và vận chuyển nông sản; đồng thời đầu tư hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương đáp ứng yêu cầu sản xuất. Các ban ngành rà soát qui hoạch và bổ sung nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp cấp xã, huyện đến năm 2020 và định hướng đến 2030; bao gồm qui hoạch lại đất nông nghiệp, các loại hình phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hệ thống thủy nông và hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top