Giáo dục Tuyển sinh
Năm học mới giảm tải chương trình, sách giáo khoa
TTH - Ngày 17/7, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết, một trong các hoạt động triển khai trong năm học tới 2011-2012 là sẽ giảm tải mạnh mẽ, sâu sắc hơn chương trình và sách giáo khoa trên cơ sở tập hợp các ý kiến đóng góp chính xác của đông đảo các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên cả nước.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phát biểu như vậy tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 33/2006/TTg về chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sơ kết 3 năm phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2011-2012, tổ chức tại Đồng Tháp.
Bộ trưởng nhấn mạnh, năm học 2011- 2012, ngành giáo dục đào tạo phải làm tốt việc chuẩn bị để đề xuất chủ trương, kế hoạch và giải pháp để “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục , đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế” theo đúng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải giữ vững kết quả xây dựng một nền giáo dục trung thực và lành mạnh theo đúng tinh thần Cuộc vận động “Hai không.”
Những nơi đã khắc phục cơ bản được bệnh thành tích và tiêu cực vẫn phải có tinh thần “phòng,” không lơi là để “bệnh không tái phát.” Một số nơi chưa khắc phục được phải quyết tâm “chống” bằng được.
Các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của năm học 2011-2012 là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; Chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Trên cơ sở rà soát chương trình, sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục, Bộ chủ trương giảm tải các bài, các chủ đề và các chương của các cấp học, lớp học theo hướng hợp lý.
Các kiến thức cần giảm tải là những nội dung yêu cầu năng lực tư duy vượt quá khả năng của lứa tuổi học sinh; những bài có khối lượng kiến thức lớn hơn so với thời lượng chương trình, những kiến thức bị lặp lại…
Trước đó, năm 2008, Bộ đã tổ chức rà soát chương trình, sách giáo khoa, tập hợp kiến nghị của các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Quyết định này cho thấy bộ đã tiếp thu các kiến nghị từ phụ huynh, giáo viên và xã hội về tình trạng quá tải đang diễn ra ở bậc phổ thông, góp phần tạo lập môi trường giáo dục toàn diện và để việc học tập không quá vất vả, là niềm vui cho trẻ em.
Theo Vietnam+
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu (30/06)
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng (29/06)
-
Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
-
Xây dựng đại học số, cần vượt nhiều thách thức
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Không giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu