ClockThứ Năm, 27/12/2018 09:46

Năm thống khổ nhất lịch sử loài người

Ở thời điểm cuối năm 2018 này, con người sẽ không phải chứng kiến cảnh tượng mặt trời biến mất sau một đêm và kéo theo đó là một loạt tai ương

10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2018 do TTXVN bình chọnThiên tai gây thiệt hại 155 tỷ USD trong năm 2018

 Một lõi băng dài 72 m được lấy lên từ khu vực khoan trên sông băng Colle Gnifetti ở dãy núi Alpes thuộc Thụy Sĩ Ảnh: TẠP CHÍ ANTIQUITY

Nhiều người cho rằng 2018 là năm tồi tệ khi cùng lúc xảy ra nhiều sự kiện không vui, từ tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị đến xung đột bạo lực, làn sóng tị nạn...

Mặt trời yếu ớt

Dù vậy, vẫn còn không ít thời điểm tồi tệ trong lịch sử nhân loại. Một số ý kiến cho rằng năm tồi tệ nhất từ trước đến giờ là 1347, thời điểm đại dịch "Cái chết đen" bùng phát ở châu Âu hoặc năm 1918, thời điểm bắt đầu đại dịch cúm giết đến 100 triệu người. Thời điểm đen tối khác là bất kỳ năm nào trong giai đoạn 1941-1945, xảy ra cuộc tàn sát người Do Thái.

Tuy nhiên, theo một cuộc nghiên cứu mới, năm khủng khiếp nhất lịch sử hóa ra lại là thời điểm không nhiều người nghĩ đến. Đó là năm 536 sau Công nguyên, đánh dấu sự xuất hiện của màn sương mù che phủ phần lớn Bắc bán cầu và mở ra thời kỳ đen tối nhất lịch sử nhân loại. 

"Đó là khởi đầu của một trong những giai đoạn tồi tệ nhất để sinh tồn" - nhà khảo cổ học kiêm nhà sử học thời trung cổ Michael McCormick tại Trường ĐH Harvard (Mỹ) nhận định với tạp chí Science. Nhóm nghiên cứu của ông cho biết dấu hiệu hồi phục kinh tế chỉ xuất hiện vào năm 640 sau Công nguyên.

Theo cuộc nghiên cứu, lớp sương mù xuất hiện vào năm 536 khiến cả Bắc bán cầu chìm trong bóng tối suốt 18 tháng, cả ngày lẫn đêm. Nhiệt độ vào mùa hè năm 536 giảm xuống còn 1,5-2,5 độ C, mức thấp nhất trong 2.300 năm trở về trước. Người ta vẫn nhìn thấy mặt trời nhưng lượng nhiệt tỏa ra lại rất ít và không đủ để sưởi ấm trái đất, cứ như thể nguồn năng lượng chính khi đó đã bị thay thế bởi mặt trăng. 

Nước Anh vốn lạnh lẽo đã đóng băng hoàn toàn. "Một điềm báo đáng sợ đã diễn ra trong năm này. Mặt trời hiện ra nhưng không thể tỏa sáng trông giống mặt trăng suốt năm. Nó giống hiện tượng nhật thực, các tia sáng mặt trời tỏa ra không rõ và dường như cũng không thể phát ra ánh sáng" - nhà sử học Procopius thời Đế quốc Byzantine mô tả.

Chưa hết, hiện tượng tuyết rơi vào mùa hè ở Trung Quốc, mất mùa tràn lan và nhiều người thiệt mạng khi nạn đói lan rộng từ năm 536-539. Chỉ hai năm sau đó, bệnh dịch hạch đã tấn công vào tiền đồn của Đế quốc La Mã tại TP Pelusium - Ai Cập. Đại dịch nhanh chóng lan sang Đông Âu, xóa sổ một nửa dân số và đẩy nhanh sự sụp đổ của Đế quốc La Mã.

Bạc thu được từ lõi băng ở Thụy Sĩ lưu giữ manh mối hóa học về các sự kiện tự nhiên và nhân tạo Ảnh: TẠP CHÍ ANTIQUITY

Lời giải trong lõi băng

Mãi đến gần đây, nguồn gốc của làn sương mù huyền bí gieo rắc chết chóc nói trên vẫn còn là bí ẩn. Tới nay, các nhà khoa học xác định núi lửa chính là "thủ phạm". Khi đó, cột tro bụi khổng lồ từ các vụ phun trào núi lửa vào cuối năm 535 và đầu năm 536 (có thể là ở Iceland) đã che mờ mặt trời và dẫn đến sự sụt giảm nhiệt độ đột ngột, từ đó tàn phá nông nghiệp, dẫn đến nạn đói và dịch bệnh lan rộng. 

Bằng chứng về vụ phun trào kinh hoàng này được lưu lại không chỉ trong các lõi băng Nam Cực, các vòng cây ở Greenland mà còn được nhìn thấy trong những tác động của các vụ phun trào núi lửa sau đó. Các phân tích chi tiết lõi băng của sông băng Colle Gnifetti ở biên giới giữa Thụy Sĩ và Ý đã giúp cung cấp thêm thông tin mới về thời kỳ thống khổ này trên trái đất.

Các lõi băng được xem là một nguồn tài nguyên khảo cổ tuyệt vời bởi các tầng băng vĩnh cửu tích tụ dần thông qua lượng tuyết rơi hằng năm. Điều này đồng nghĩa các nhà khảo cổ có thể nghiên cứu tầng băng vĩnh cửu của bất kỳ năm nào để tìm hiểu xem chuyện gì đã diễn ra trong bầu khí quyển thời gian đó. 

Vào năm 536, dấu vết tro bụi và mảnh vỡ bị trộn lẫn trong lớp băng, từ đó hé lộ một vụ phun trào núi lửa khổng lồ. Các lõi băng ở Greenland và Nam Cực cung cấp bằng chứng về vụ phun trào núi lửa khổng lồ khác vào năm 540, không chỉ kéo dài thảm họa mà còn góp phần vào sự suy tàn của nền văn minh Maya. Đến năm 541, đại dịch hạch tràn lan khiến tình hình thêm tồi tệ.

Cuộc nghiên cứu ghi nhận những dấu hiệu thay đổi trong lõi băng vào năm 640 - sự xuất hiện của chì. Ô nhiễm chì hẳn là điều đáng lo ngại nhưng điều đó đồng nghĩa với việc con người ở thời điểm đó đã bắt đầu khai thác quặng chì. Sau đó, ô nhiễm chì đã tăng vọt vào năm 660 và một lần nữa vào năm 695, thời điểm con người đúc đồng xu bạc. Tóm lại, theo các nhà nghiên cứu, một loạt phát hiện này chứng tỏ phải mất gần hai thế kỷ để nền văn minh châu Âu thực sự khôi phục từ các vụ phun trào núi lửa thảm họa năm 536.

Ở thời điểm cuối năm 2018 này, con người sẽ không phải chứng kiến cảnh tượng mặt trời biến mất sau một đêm tỉnh giấc nhưng thế giới lại rất dễ tổn thương và đầy rẫy mối đe dọa. Tuy nhiên, nhân loại cần luôn nhớ về năm 536 được xem là tồi tệ nhất lịch sử. 

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Return to top