ClockThứ Bảy, 18/08/2012 06:19

Nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ viễn thông

TTH - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị, các doanh nghiệp viễn thông tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông theo hướng đồng bộ và đa dạng hóa dịch vụ.

Đầu tư đồng bộ

Trước đây, mưa bão đến, thông tin liên lạc thường xuyên bị mất tín hiệu, người thân ở xa gọi điện thoại về quê khó thực hiện được. Vài năm trở lại đây, phát triển hạ tầng viễn thông góp phần thúc đẩy các dịch vụ viễn thông phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại di động của người dân. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp viễn thông, đó là: Viễn thông Thừa Thiên Huế (Vinaphone), Công ty Thông tin di động (Mobifone), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Vietnam Mobile), Công ty TNHH MTV Viễn thông FPT miền Trung Chi nhánh Huế... Để đảm bảo chất lượng dịch vụ trước tốc độ phát triển thuê bao di động, các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh xây dựng các trạm BTS, ngầm hóa cáp viễn thông.
 

Các doanh nghiệp viễn thông cải tạo, sắp xếp dây thuê bao

 
Theo thống kê từ Sở Thông tin và Truyền thông, đến nay trên địa bàn tỉnh có 6 nhà mạng, đầu tư xây dựng 975 trạm thu phát sóng; trong đó, có 48% số trạm được đầu tư xây dựng, lắp đặt công nghệ 3G. Ông Dương Tuấn Anh, Giám đốc Viễn thông Thừa Thiên Huế cho biết: “Trong khi xây dựng các trạm BTS trên địa bàn tỉnh đơn vị luôn tuân thủ, chấp hành các quy định như công trình phải có bản vẽ, thẩm định, kiểm định và các thủ tục liên quan như giấy tờ về đất, nhà, hợp đồng thuê mặt bằng... Đơn vị gặp thuận lợi trong việc xây dựng và phát sóng trạm BTS, chất lượng thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh được cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng”.
 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông nỗ lực đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa cáp viễn thông. Đến nay, 22 tuyến đường phục vụ Festival được ngầm hóa. Đối với các tuyến đường còn lại, các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh công tác ngầm hóa trong thời gian sớm nhất. Các doanh nghiệp viễn thông cũng đã sắp xếp dây thuê bao ở 22 tuyến đường diễn ra Festival; phấn đấu đến 31/12/2012 hoàn thành thêm 50 tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế.  
 
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ 
 

Ông Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: "Thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh thực hiện ngầm hóa cáp viễn thông và cải tạo, sắp xếp dây thuê bao ở các tuyến đường trên địa bàn thành phố Huế. Đồng thời, đưa ra định hướng phát triển viễn thông giai đoạn 2012-2015, triển khai ngầm hóa cáp viễn thông và truyền hình cáp ở trung tâm huyện, thị trấn. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế xứng đáng là tỉnh có hạ tầng viễn thông thân thiện môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Xác định thành phố Huế là thành phố Festival, thời gian qua, Viễn thông Thừa Thiên Huế ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng ngầm để kéo cáp phát triển thuê bao nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến nay, Viễn thông Thừa Thiên Huế ngầm hóa 100% các trục đường chính trên địa bàn thành phố Huế. Đơn vị còn đầu tư mở rộng dung lượng các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn, Hà Nội, đường 23/8, Nguyễn Huệ và Huỳnh Thúc Kháng... nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng khách hàng và cho các doanh nghiệp khác thuê. Để giảm áp lực cho các doanh nghiệp trong việc thuê cống bể, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh đồng ý cho Tập đoàn Viettel đầu tư thêm một hệ thống cống bể cáp để vừa thực hiện ngầm hóa, vừa cho các doanh nghiệp khác thuê. Năm 2011, Tập đoàn Viettel đã ngầm hóa hơn 60 km cống, bể ngầm, kinh phí đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
 
Những năm qua, các dịch vụ viễn thông được đầu tư mở rộng, tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng Internet tăng mạnh, số hộ sử dụng truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh cũng tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 2008. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, da dạng hóa sản phẩm, đến nay, đơn vị có trên 10 dịch vụ, đó là: Internet tốc độ cao ADSL, điện thoại di động Vinaphone; điện thoại vô tuyến cố định không dây Gphone, truyền hình theo yêu cầu HueTV, MyTV, các dịch vụ gia tăng trên nền điện thoại cố định, internet... như SMS, Educare, Megafun, Vntracking...
 
Hiện, toàn tỉnh có 100% thôn, bản có máy điện thoại; 100% UBND các xã, phường, thị trấn kết nối Internet; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sức khỏe cộng đồng qua mạng Internet. Mật độ điện thoại các loại đạt 192 máy/100 dân, tăng 21,3% so với năm 2011; mật độ thuê bao Internet 6,67 thuê bao/100 dân, tăng 35,28% so với năm 2011. Mạng lưới hạ tầng viễn thông trên đà phát triển với tốc độ nhanh, thiết bị được đầu tư bằng công nghệ hiện đại; các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai đưa công nghệ 3G, 4G vào sử dụng đã mang lại những hiệu quả thiết thực, chất lượng dịch vụ tốt, giá cước ngày một giảm.
 
Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TIN MỚI

Return to top