ClockThứ Bảy, 23/06/2018 08:43

Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định kiện toàn Hội đồng. Đề nghị các Thành viên Hội đồng phát huy kết quả hoạt động của Hội đồng thời gian qua, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cải thiện môi trường kinh doanh

Trong thời gian còn lại của năm 2018 và thời gian tới, các Thành viên Hội đồng cần nghiên cứu, chủ động đề xuất Hội đồng thảo luận và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực bộ, cơ quan mình quản lý, phụ trách, theo dõi, đề xuất lựa chọn một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo như: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ.

Đồng thời, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Hội đồng sẽ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch tại Phiên họp cuối năm.

Đề nghị Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá từng chỉ tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; các tiêu chí này phải cụ thể, theo thông lệ, tiêu chí quốc tế, lưu ý áp dụng phương thức đánh giá theo nguy cơ.

Mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề

Các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Quốc gia kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các nội dung về cơ chế, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Trong năm 2018, mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Ủy ban về khoa học và công nghệ đẩy mạnh hoạt động, tăng cường tính khoa học trong hoạt động của Hội đồng.

Các Thành viên Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất Hội đồng thảo luận về một số vấn đề phát triển bền vững để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu vấn đề phát triển năng lượng sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu, môi trường; trong đó có môi trường sinh hoạt, liên quan đến lối sống, thái độ, hành vi ứng xử, văn hóa con người đối với môi trường sống. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp nghiên cứu vấn đề phát triển con người, trong đó có các mục tiêu, giải pháp giáo dục nhân văn, đạo đức, văn hóa, phát huy sáng tạo cá nhân, giáo dục và phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức công dân toàn cầu…

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Hội đồng nhất trí đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc bổ sung Ủy ban về quan hệ đối tác công tư là một ủy ban chuyên môn thuộc cơ cấu Hội đồng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư; đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư.

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đồng thời, đề nghị Chủ tịch các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng khẩn trương quyết định về thành viên Ủy ban, trong đó có các Thành viên Hội đồng, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia, chủ động tổ chức hoạt động của Ủy ban theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18/4/2018.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Nâng cao tính lành mạnh của cho vay tiêu dùng

Hiện nay, cho vay tiêu dùng được đánh giá là một lĩnh vực "nóng". Số liệu thống kê đến cuối năm 2023 cho thấy, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng.

Nâng cao tính lành mạnh của cho vay tiêu dùng
Return to top