ClockThứ Sáu, 05/06/2015 10:02

Nâng cao vị thế di sản văn hóa Huế

TTH - Những năm trở lại đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở các di sản vật thể và phi vật thể thuộc quần thể di tích cố đô Huế đạt nhiều kết quả tích cực. Tiếp tục đặt mục tiêu phát huy sức mạnh đại đoàn kết và huy động tối đa mọi nguồn lực, Đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế trong giai đoạn mới.

Du khách tham quan Đại Nội

Nổi bật trên nhiều mặt

Thời gian qua, Đảng ủy và Ban Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế đã xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Các hoạt động bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, bảo tàng và phát huy giá trị di tích Huế được tổ chức triển khai một cách toàn diện và đạt nhiều thành công. Công tác thu ngân sách từ các nguồn vượt xa chỉ tiêu đề ra… góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh nhà và nâng cao vị thế của di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Một số danh hiệu khen thưởng nổi bật mà Trung tâm BTDTCĐ Huế được ghi nhận nhiệm kỳ qua: Tập thể cơ sở Đảng Trong sạch Vững mạnh trong các năm 2010, 2012, 2013 và 2014; Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua toàn quốc năm 2012 của Chính phủ; Bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của ngành Văn hóa năm 2012 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng; Cờ Thi đua xuất sắc về Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2012 do Bộ Công An tặng…

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Trung tâm BTDTCĐ Huế đạt nhiều kết quả nổi bật. Tổng kinh phí tu bổ trong giai đoạn 2010 - 2014 là 334,2 tỷ đồng dành cho hơn 40 công trình và hạng mục công trình. Các dự án bảo tồn tu bổ đều tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc khoa học và các tiêu chí của quốc gia và quốc tế; đồng thời góp phần chỉnh trang đô thị và hồi sinh những giá trị lịch sử của một cố đô cổ kính. Trung tâm cũng đã thực hiện 23 đề tài nghiên cứu, sưu tầm tư liệu liên quan đến triều Nguyễn trên địa bàn Thừa Thiên Huế; biên dịch hàng chục đầu sách phục vụ cho công tác nghiên cứu và tu bổ di tích; xây dựng Đề án phát triển dịch vụ tại di tích Huế đến năm 2020, và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2295 ngày 5/12/2012. Trong giai đoạn này, tổng thu ngân sách từ bán vé tham quan là 529,139 tỷ đồng; thu từ các loại hình dịch vụ tại di tích là 51,6 tỷ đồng. Riêng năm 2014, doanh thu từ vé tham quan là 139,8 tỷ đồng, từ dịch vụ là 18 tỷ đồng, vượt xa so với năm trước.

Kế thừa và phát huy thành quả của giai đoạn trước, 5 năm qua, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Huế tiếp tục được sự hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ các nước: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Ba Lan, Pháp, Hà - Lan… với ngân sách tài trợ ước tính tương đương 31 tỷ đồng. Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ nhiều mặt về tài chính, thiết bị, phương tiện và tiếp thu nhiều kinh nghiệm và tri thức trong khoa học bảo tồn.

Đổi mới phương thức lãnh đạo

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ mà Trung tâm BTDTCĐ Huế hướng đến, nhằm tập hợp tốt hơn sự thống nhất, đồng lòng trong nội bộ, quyết tâm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao; trong đó, có một số chỉ tiêu chủ yếu, gồm: Tăng nguồn thu hàng năm từ 10 đến 15%; trên 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm…

Theo TS. Phan Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy, một trong những nhiệm vụ trước mắt hoàn chỉnh quy chế và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Đảng ủy và các chi bộ, có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong cấp ủy; đồng thời, tạo mối quan hệ phối hợp đồng bộ giữa cấp ủy, lãnh đạo và các đoàn thể. Đảng ủy và Ban Giám đốc luôn thể hiện vai trò hạt nhân đoàn kết, bám sát các chỉ thị cấp trên để điều hành chỉ đạo cụ thể. Xây dựng phong cách, lề lối làm việc khoa học, đảm bảo sự điều hành và thực hiện thông suốt.

“Càng phấn khởi trước những thành tựu quan trọng đã đạt được trong thời gian qua, chúng tôi càng quyết tâm đoàn kết, sáng tạo vượt qua những khó khăn thách thức để hoàn thành tốt sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước và của tỉnh nhà tin cậy giao phó. Với những nỗ lực của mình, chúng tôi quyết tâm từng bước nâng cao vị thế di sản văn hóa Huế, đồng thời hướng đến việc xây dựng để trở thành đơn vị được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”, TS. Phan Thanh Hải chia sẻ.

Bài, ảnh: Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình sản xuất, cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nhất là vào tháng cao điểm tiêu thụ điện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2024, ngày 20/4, xã Phú Gia (Phú Vang) tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ. Tham dự có ông Lê Trường Lưu -UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia
Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH VLADIMIR ILICH LENIN (22/4/1870 - 22/4/2024)
Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lênin (1870 - 1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở thành phố Simbirsk (nay là Ulianovsk), Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời. Ông sớm nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết C.Mác và đã phát triển học thuyết một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Return to top