ClockThứ Bảy, 12/03/2016 05:46

Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông

TTH - Ngày mai (13/3), Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Chương trình “Kết nối cộng đồng - Vì an toàn giao thông” với sự tham gia khoảng 2.000 người dân.

Ra quân đảm bảo an toàn giao thông

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Thừa Thiên Huế một trong những địa phương có số vụ TNGT tăng cao. Theo phân tích của các cơ quan chức năng, trong số các vụ TNGT có tới hơn 70% là do nguyên nhân chủ quan của người điều khiển phương tiện hoặc người tham gia giao thông, còn lại là do các nguyên nhân khách quan khác như hạ tầng giao thông, phương tiện... Do đó, việc nâng cao nhận thức, làm chuyển biến ý thức và thay đổi hành vi đối với người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông là việc làm rất quan trọng góp phần tích cực ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và giảm dần TNGT, xây dựng văn hóa giao thông đối với tất cả người dân khi tham gia giao thông.

Hiện, Thừa Thiên Huế có khoảng 60 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, 11 đơn vị taxi… Ngoài ra, còn một lực lượng đông đảo phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh, đường dài đang hoạt động và đăng ký kinh doanh trên địa bàn, với gần cả ngàn lái xe hàng ngày trực tiếp tham gia giao thông trên các tuyến đường. Vì vậy, lái xe, phụ xe có trách nhiệm rất lớn đối với tài sản, tính mạng cũng như sự an toàn, sức khỏe của người dân.

Năm 2015, lực lượng cảnh sát Công an tỉnh đã xử lý 72.274 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, ra quyết định xử phạt 54.984 trường hợp; nộp kho bạc Nhà nước 53 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe 3.812 trường hợp, tạm giữ hơn 4.000 phương tiện.

Xác định được tầm quan trọng này, hàng năm Sở Giao thông Vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (Công an tỉnh) tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của lái xe, phụ xe đối với hành khách. Cùng với đó, các doanh nghiệp vận tải cũng bồi dưỡng, nâng cao ý thức phục vụ hành khách đối với từng lái xe, phụ xe.

Ông Hồ Hữu Cương, Phó Giám đốc Công ty Taxi Mai Linh khẳng định: “Mấu chốt để xây dựng văn hóa giao thông phải bắt nguồn từ việc giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ lái xe. Hiện nay, 128 tài xế của hãng đều được tuyển lựa kỹ từ khi nộp hồ sơ. Sau khi được nhận hồ sơ, lái xe đều có 15 ngày tập huấn, học tập kinh nghiệm, kỹ năng điều khiển phương tiện an toàn, thái độ phục vụ hành khách, nhằm giữ vững uy tín cho doanh nghiệp. Hàng tháng, những lái xe có ý kiến phản hồi đều được công ty áp dụng các hình thức thưởng phạt nghiêm minh, do đó đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp xe của doanh nghiệp vi phạm luật giao thông, gây tai nạn hoặc có thái độ thiếu tôn trọng khách hàng”.

Chương trình “Kết nối cộng đồng - Vì an toàn giao thông” bao gồm các nội dung: giao lưu chủ đề về an toàn giao thông, trao tặng quà hỗ trợ nạn nhân và thân nhân nạn nhân tai nạn giao thông; trao tặng mũ bảo hiểm; tặng quà cho các đội Thanh niên xung kích; diễu hành tuyên truyền về an toàn giao thông…

Tại Chương trình “Kết nối cộng đồng - Vì an toàn giao thông”, Ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với địa phương tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về trật tự an toàn giao thông tới mọi thành phần trong hoạt động giao thông vận tải, chú trọng phổ biến quy định pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đối với chủ xe, lái xe kinh doanh vận tải, người điều khiển phương tiện cá nhân…; đặc biệt là những người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe máy điện. Đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên, nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng văn hóa giao thông cần phải bắt nguồn từ ý thức của người tham gia giao thông, trong đó, đội ngũ lái xe, phụ xe là lực lượng rất quan trọng. Hơn ai hết, các doanh nghiệp vận tải cần tiếp tục chú trọng tới việc bồi dưỡng, giáo dục, tăng cường, kiểm tra và giám sát hoạt động của lái xe, phụ xe. Bản thân mỗi lái xe, phụ xe cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức để thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ, ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông, có thái độ chu đáo với khách hàng… nhằm giữ vững uy tín cho doanh nghiệp cũng như bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn địa bàn.       

Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mô hình nhóm zalo “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”: Kết nối cộng đồng, lan tỏa thông tin

Mô hình nhóm zalo “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ) vừa hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn, giải đáp các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, vừa giúp lực lượng công an truyền tải nhanh thông tin có liên quan an ninh trật tự (ANTT) qua các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm một cách nhanh chóng, chính xác.

Mô hình nhóm zalo “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” Kết nối cộng đồng, lan tỏa thông tin
QUẢN LÝ THUYỀN DU LỊCH TRÊN SÔNG HƯƠNG:
Đừng để “mất bò mới làm chuồng”

Sau vụ chìm tàu ở sông Hàn (Đà Nẵng) làm 56 du khách rơi xuống sông, 3 người thiệt mạng, chúng tôi có chuyến du thuyền trên sông Hương và mắt thấy tai nghe không ít điều bất ổn...

Đừng để “mất bò mới làm chuồng”

TIN MỚI

Return to top