Thế giới

Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025

ClockThứ Ba, 20/04/2021 14:31
TTH.VN - Công suất năng lượng tái tạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự báo ​​sẽ tăng gần gấp đôi đến năm 2025, nhờ những quy định tốt hơn và chi phí thiết bị thấp hơn; trong đó Việt Nam hiện đang ở vị trí dẫn đầu.

ADB, Nhật Bản tăng cường hợp tác về năng lượng sạch ở Đông Nam ÁEU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng

Một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

Đó là thông tin vừa được Tạp chí Business Times trích dẫn từ một báo cáo của Công ty Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) ngày hôm nay (20/4).

Với sự tập trung vào các xu hướng công nghiệp ở ASEAN, báo cáo đã xem xét các động lực và rủi ro chính đối với sức tăng trưởng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Theo báo cáo nói trên, 6 ​​quốc gia chủ chốt trong ASEAN bao gồm: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Singapore, Malaysia, và Indonesia đã bổ sung thêm khoảng 24 gigawatt công suất tái tạo trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, Việt Nam là một điểm đến đầu tư về năng lượng tái tạo, và hiện đang xếp hạng cao nhất, nhờ các chính sách thuận lợi được Chính phủ đưa ra để thu hút nguồn vốn.

Báo cáo của HSBC Global Research cho biết thêm, nhiều quốc gia trong khu vực này đã cho thấy sự chuyển đổi rõ ràng về trọng tâm, trong đó ưu tiên xây dựng và sử dụng năng lượng tái tạo hơn là nhiên liệu hóa thạch. Các quốc gia đã hoặc đang tạo ra các quy định để xem xét, hoặc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, trong khi những quốc gia khác đã đẩy nhanh các nỗ lực.

Nhờ sự thúc đẩy của các tiến bộ về công nghệ, cải tiến hiệu quả năng lượng, quản lý kinh tế theo quy mô và tích hợp chuỗi cung ứng, giá mô-đun năng lượng mặt trời vào năm 2020 đã giảm 89% so với một thập kỷ trước, trong khi chi phí của tuabin gió cũng giảm 41% vào năm 2020, so với năm 2010.

Đáng chú ý, chi phí của các mô-đun năng lượng mặt trời được dự báo sẽ giảm thêm 27% đến năm 2025, và mức giá của các tuabin gió được dự báo sẽ giảm thêm 18% trong cùng kỳ, nhờ chi phí thiết bị giảm và hiệu suất thiết bị cao hơn, dẫn đến việc tiêu thụ nguyên liệu thô và năng lượng ít hơn trong quá trình sản xuất, cũng như các cải tiến trong thiết kế thiết bị.

Trong khi điện than và khí đốt truyền thống hiện vẫn có khả năng cạnh tranh cao hơn về mặt chi phí, năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ là nguồn điện rẻ nhất ở Việt Nam, Thái Lan, Philippines, và Malaysia đến năm 2025.

Vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng thường niên của năng lượng mặt trời ở ASEAN được dự báo ​​sẽ đạt từ 11,9-15,8%; con số này đối với năng lượng gió được dự kiến ​​ở mức từ 9,4-14,6% .

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 17/3 tại thủ đô Paris, Hội nữ doanh nhân Việt cùng tiến tại Pháp (AEEV) đã tổ chức chương trình Gala & Awards 2024 nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ Việt Nam cho các hoạt động xã hội nói chung, cho hội AEEV nói riêng.

Ngày hội tôn vinh các nữ doanh nhân Việt Nam tại Pháp
Đề tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có thêm dạng thức trắc nghiệm mới

Trong số 4 môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn, có Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Để hạn chế nhược điểm của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đề thi sẽ có thêm các dạng thức trắc nghiệm mới.

Đề tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có thêm dạng thức trắc nghiệm mới
Return to top