ClockThứ Ba, 17/01/2017 14:04

Nâng niu từ những ý tưởng

TTH - Lần thứ 8, Thừa Thiên Huế tổ chức “Cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học”.

Cơ hội cho tất cả

Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật (Intel ViSEF) dành cho học sinh (HS) trung học năm học 2016 - 2017 bước vào vòng thi cấp tỉnh, có 116 đề tài đến từ 38 trường trung học cơ sở (THCS) và 33 trường trung học phổ thông (THPT) tham gia, tăng 14 trường và 18 đề tài so với năm trước…

Đội hình dự thi của Trường THPT An Lương Đông, Phú Lộc

Những đề tài tranh tài lần này là kết quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, mang tính bổ trợ giáo dục được đưa vào nhà trường gần đây, nhằm rèn luyện các kỹ năng hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy & học và tham gia Hội thi KHKT quốc tế của Intel (ISEF) - hội thi khoa học dành cho HS phổ thông có quy mô lớn nhất thế giới, tạo điều kiện cho các nhà khoa học và sáng chế trẻ đến với nhau, trao đổi, đua tài… được khởi đầu năm 1950 tại Hoa Kỳ.

Năm 2012, Bộ GD&ĐT chính thức đưa cuộc thi vào hệ thống hoạt động trải nghiệm sáng tạo bậc trung học. Ngay năm đầu, HS Thừa Thiên Huế đã có công trình tham gia thi tại Hoa Kỳ và trở thành đơn vị tiên phong của quốc gia trong hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của HS phổ thông. Tinh thần cuộc thi nhanh chóng lan toả trên diện rộng, tạo nên phong trào sôi nổi trong toàn tỉnh. Từ cấp cơ sở, các sản phẩm khoa học được chắt lọc từ hàng trăm ý tưởng tạo nên bức tranh sống động về khả năng sáng tạo mới, độc đáo, có giá trị dân sinh cao của HS được nâng niu.

Trong 116 đề tài dự thi cấp tỉnh năm nay có 88 đề tài tập thể, 28 đề tài cá nhân của 204 HS, trong đó có 101 nữ sinh, đặc biệt có 5 HS dân tộc ít người… cho thấy không khí NCKH đã thực sự tạo được sức hút đồng bộ. Cuộc thi có 20 lĩnh vực nghiên cứu thì năm nay đã có 18 lĩnh vực được các em quan tâm. Vật lý - kỹ thuật vẫn là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất (41 đề tài), 23 đề tài khoa học xã hội và hành vi, 14 đề tài môi trường, 24 đề tài hóa – sinh đã tạo nên sự phong phú cho hội thi. Một số đơn vị đã có sự chuẩn bị tốt, như Trường THPT chuyên Quốc Học, Trường THPT Nguyễn Huệ, Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Phòng GD&ĐT thành phố Huế, thị xã Hương Thủy; cuộc thi cũng đã lan rộng đến nhiều đơn vị mới, những trường vùng sâu, vùng xa ở Nam Đông, A Lưới, Trường THPT Phú Bài, An Lương Đông (Phú Lộc)…

Hội tụ anh tài

Thầy giáo Đào Văn Phụng (Trường THPT An Lương Đông) đơn vị có nhiều công trình được đánh giá cao cho rằng: “Tham gia NCKH sớm giúp HS hình thành và phát triển tư duy khoa học, khả năng vận dụng kiến thức vào việc tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề có hệ thống. Tham gia hội thi giúp các em có cơ hội giao lưu học tập, chia sẻ ý tưởng sáng tạo với bạn bè trong và ngoài trường. Đó là cơ hội mà nhiều thế hệ HS trước đây không có”. Từ sân chơi này, HS An Lương Đông cũng như nhiều trường vùng sâu đã được biết đến với sự trân trọng về khả năng sáng tạo….

“Phong trào NCKH sẽ tác động mạnh đến định hướng đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của trò, nâng cao chất lượng GD&ĐT trong các trường phổ thông” là nhận xét chung của giáo viên và HS tham gia hội thi. Từ cơ sở, phong trào NCKH đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm của HS và trách nhiệm của giáo viên. Khi ý tưởng mới được tôn trọng và hỗ trợ, các em được thầy cô tập thêm tính nhẫn nại rất cần cho những nhà khoa học tương lai.

Dù những ý tưởng chưa thật sự đột phá và như mọi công trình NCKH, sự khởi đầu không hề đơn giản, nó càng khó hơn khi người thực hiện là những HS trong trường phổ thông, nơi điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, phương pháp dạy học chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu sáng tạo… thì những gì các em và thầy, cô làm được hôm nay đều rất đáng quý.

"NCKH không còn là khái niệm mơ hồ hay xa lạ trong HS phổ thông toàn tỉnh, đó là thành công của chúng tôi. Từ những địa chỉ như Trường PTTH Quốc Học, Trường THCS Nguyễn Tri Phương đến những trường vùng đầm phá, vùng núi… ở đâu có định hướng thì ở đó có đề tài mang hình hài khoa học sáng tạo của các em và chúng tôi trân trọng điều đó. Hy vọng, cuộc thi sẽ tìm ra những nhà khoa học trẻ có tiềm năng, những đề tài có giá trị khoa học để đại diện trí tuệ HS Thừa Thiên Huế tham gia cuộc thi này ở tầm cao hơn", ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng ban Tổ chức mong mỏi.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top