ClockThứ Sáu, 08/06/2018 20:42

Năng suất lao động yếu: Mối đe dọa cho tiềm năng của ASEAN

TTH - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 10 nền kinh tế đã và đang có những bước tiến lớn trong vòng 51 năm qua. Một cột mốc quan trọng của khối là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hồi năm 2015, nhằm đạt được tầm nhìn cho một thị trường năng động và cạnh tranh bao trùm tất cả 10 quốc gia.

ASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giớiTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEAN

Công nhân may mặc phía trước một nhà máy ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP

Điểm mấu chốt của tham vọng này là tiềm năng khổng lồ của một khu vực với dân số hơn 630 triệu người, đến 60% trong đó là những người dưới 30 tuổi. Trong hai thập kỷ qua, ước tính có khoảng 100 triệu người tham gia lực lượng lao động ASEAN. Theo một báo cáo gần đây, xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong trung hạn mặc dù với tốc độ chậm hơn so với trước đó.

Tuy nhiên, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự kiến từ nay đến năm 2030, ASEAN sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lớn thứ 2 về lực lượng lao động, chỉ sau Ấn Độ. Đến năm 2030, khoảng 59 triệu người được dự đoán sẽ gia nhập lực lượng lao động của khu vực, tổng lực lượng lao động đạt 175 triệu người. Đến năm 2030, ASEAN sẽ có 10% lực lượng lao động toàn cầu.

Tuy tạo được ấn tượng về những con số, song sự thất bại trong việc thực hiện có thể dẫn đến tổn thất kinh tế to lớn cho khu vực. Do đó, khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và để đạt được mức tăng trưởng trung bình dự báo là 5,1% còn tùy thuộc vào hiệu quả của lực lượng lao động ASEAN, tờ The ASEAN Post vừa có bài viết nhận định.

Thách thức đối với năng suất lao động

Trong một nền kinh tế toàn cầu đầy cạnh tranh, sự trì trệ trong năng suất trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Các nền kinh tế phát triển hơn của ASEAN như Singapore và Brunei được trang bị tốt hơn, với những tổ chức và cơ sở hạ tầng tiên tiến. Tuy nhiên, họ lại có dân số lớn tuổi hơn, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ để đối phó với tăng trưởng năng suất giảm.

Ngược lại, các nền kinh tế mới nổi như Campuchia, Myanmar và Lào với môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng tương đối yếu lại có nhiều đòn bẩy hơn để cải thiện năng suất. Để duy trì tính cạnh tranh, các quốc gia này cần cải thiện năng suất lao động và cân bằng chi phí lao động ngày càng tăng.

Huy động tầng lớp trung lưu đang phát triển

Việc sử dụng hợp lý lực lượng lao động của ASEAN sẽ phụ thuộc vào phân khúc thu nhập trung bình đang mở rộng của khu vực, chỉ chiếm 29% dân số trong năm 2010 nhưng được dự đoán sẽ đạt 2/3 tổng dân số đến năm 2030.

Do đó, các công ty trong khu vực phải nhạy cảm với sự thay đổi này trong mô hình tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Người dùng cuối sẽ mong đợi chất lượng hàng hóa và tiêu chuẩn an toàn cao hơn. Các doanh nghiệp có thể xem xét những tiến bộ trong công nghệ để giúp đáp ứng kỳ vọng này.

Vì vậy, lực lượng lao động trong tương lai phải được đào tạo về các kỹ năng cần thiết, điều này sẽ giúp nâng cao hơn nữa năng suất lao động.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 15/3 do UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức.

Giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm bền vững
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
Return to top