Thế giới Thế giới
Nâng tầm hợp tác Mekong-Hàn Quốc lên quan hệ Đối tác chiến lược
Sáng 13/11, Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ hai đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.
- » Truyền thông khu vực tăng cường hợp tác, xúc tiến du lịch
- » Hội nghị Mekong – Lan Thương: Thanh niên trong việc ổn định văn hóa tại DN
- » Nhật Bản và các nước Mekong thúc đẩy hơn 150 dự án hợp tác
- » Nhật Bản thúc đẩy hợp tác Mekong – Nhật Bản
- » Đức tài trợ thêm 2 triệu Euro để tăng cường hợp tác về tài nguyên nước ở hạ lưu sông Mekong
- » Sáu quốc gia thuộc Cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương thúc đẩy hợp tác toàn diện
- » Tổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan Thương
- » Australia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam Á
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng chủ trì với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đoàn Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế và Văn phòng Chính phủ.
Hội nghị đã tập trung rà soát tình hình triển khai Tuyên bố Mekong-sông Hàn được Lãnh đạo các nước thông qua tại Hội nghị cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ 1 (Busan, tháng 11/2019) và thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.
Về tình hình hợp tác, các nhà lãnh đạo ghi nhận những kết quả tích cực mà hợp tác Mekong-Hàn Quốc đã đạt được trong 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên (gồm văn hóa và du lịch; phát triển nguồn nhân lực; nông nghiệp và phát triển nông thôn; hạ tầng cơ sở; thông tin và công nghệ viễn thông; môi trường; các thách thức an ninh phi truyền thống).
Nổi bật là việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu chung về Nguồn nước và Trung tâm Đa dạng sinh học Mekong-Hàn Quốc; các dự án, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi di sản văn hóa, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, quản lý nguồn nước và tưới tiêu, logistics, du lịch thông minh.
Lãnh đạo các nước Mekong đánh giá cao hỗ trợ của Hàn Quốc đối với khu vực Mekong thông qua Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc (MKCF) và các nguồn viện trợ chính thức (ODA), qua đó thúc đẩy kết nối khu vực, phát triển bền vững và đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo nhận định khu vực và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Đặc biệt, lãnh đạo các nước cũng bày tỏ quan ngại về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt tại khu vực Mekong. Từ đó nhất trí tăng cường hợp tác trong quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai. Các nhà lãnh đạo khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức và phục hồi kinh tế.
Trên cơ sở đó, Hội nghị đã nhất trí nâng cấp hợp tác Mekong-Hàn Quốc lên Quan hệ Đối tác chiến lược vì người dân, thịnh vượng và hòa bình. Theo đó, các bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong 7 lĩnh vực ưu tiên, nâng cao khả năng chống chịu của các chuỗi cung ứng khu vực và tạo thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp 6 nước.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng khuyến khích sự tham gia của các địa phương và doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa hợp tác Mekong-Hàn Quốc với ASEAN và các cơ chế hợp tác Mekong khác. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí sẽ phối hợp tổ chức các sự kiện chung trong “Năm Giao lưu Mekong-Hàn Quốc 2021” để kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu của hợp tác Mekong-Hàn Quốc trong gần một thập kỷ qua.
Để nâng cao vai trò và hiệu quả của hợp tác trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các nước thành viên cần ưu tiên thúc đẩy: Phát triển ngành nông nghiệp thông minh thông qua tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, đặc biệt trong hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chương trình học bổng, trao đổi chuyên gia và khuyến khích các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hoạt động tại khu vực nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác đào tạo lao động với các trường đại học/cơ sở dạy nghề; tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Theo đó, các bên tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu; triển khai các hoạt động hợp tác, dự án nghiên cứu giữa Ủy hội sông Mekong và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước Mekong-Hàn Quốc.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ hai; nhất trí Campuchia và Hàn Quốc sẽ đồng chủ trì Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ ba trong năm 2021.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN